6. Bố cục đề tài
2.2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng tài sản
Nhìn vào bảng cân đối kế toán phần Tổng tài sản thì gồm có 2 phần tác động đến Tổng tài sản: Phần 1- Tài sản ngắn hạn
Phần 2 – Tài sản dài hạn
Đây là 2 phần chính quyết định đến sự tăng giảm của Tổng tài sản.
- Phân tích sự biến động của tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh và được ưu tiên trước trong bảng cân đối kế toán trong phần tài sản.
Tài sản ngắn hạn
Năm 2019
Tài sản ngắn hạn 11193 12000 10000 7182 8000 6000 4000 2000 0 2019 2020 Tài sản ngắn hạn
Biểu đồ 2.2: Tài sản ngắn hạn công ty năm 2019-2020.
Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2020 đã giảm đi 4.011 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 35,8% so với năm 2019. Sự sụt giảm này là hoàn toàn không tốt. Nguyên nhân Tài sản ngắn hạn thay đổi do các yếu tố sau:
+ Vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền
Năm 2019
( Đơn vị tính : Triệu đồng)
Vốn bằng tiền 1800 1610 1600 1400 1200 1000 800 600 514 400 200 0 2019 2020 Vốn bằng tiền
Biểu đồ 2.3: Vốn bằng tiền công ty năm 2019-2020.
Dựa vào đồ thị thì dễ dàng nhận thấy được vốn bằng tiền của công ty giảm dần qua 2 năm. Đặc biệt năm 2020 vốn bằng tiền đã giảm mạnh, giảm 1.097 triệu đồng, tương ứng mức giảm 68% so với năm gốc 2019.
Sự giảm xuống như vậy là xấu bởi vì nó sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty giảm xuống, làm giảm tính hiệu quả vốn. Bên cạnh đó sự giảm xuống như vậy làm cho lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giảm. Vì thế công ty cần phải tăng lượng tiền mặt dự trữ lên và điều tiết một cách hợp lí.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn:
Các khoản phải thu ngắn hạn 4000 3500 3351 3000 2500 2000 1500 1000 486 500 0 2019 2020
Các khoản phải thu ngắn hạn
Biểu đồ 2.4: Các khoản phải thu ngắn hạn công ty năm 2019-2020.
Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2020 giảm đi rất nhiều, giảm 2.865 triệu đồng, tương ứng mức giảm 85,5% so với năm 2019. Việc sụt giảm các khoản phải thu ngắn hạn là không tốt cho thấy rằng khả năng thu hồi vốn của công ty là xấu.
Công ty phải tăng cường thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán cũng như hạn chế bị chiếm dụng vốn.
+ Hàng tồn kho:
Năm 2019
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Hàng tồn kho 6240 6230 6220 6210 6200 6190 6180 6170 6160 6150 6232 6182 2019 2020 Hàng tồn kho
Biểu đồ 2.5: Hàng tồn kho công ty năm 2019-2020.
Lượng hàng tồn kho năm 2020 hàng tồn kho đã giảm 50 triệu đồng ứng với mức giảm 0,8 % so với năm 2019. Về cơ bản sự giảm dần đi của hàng tồn kho ít nhiều cũng có lợi cho công ty. Hàng tồn kho là nhân tố tác động đến sự tăng giảm tài sản ngắn hạn.
Nguyên nhân là do năm 2019 hàng tồn kho tăng lên so với số liệu em tham khảo năm 2018 do công ty đang dự trữ hàng hóa để cung cấp cho hoạt động ở chi nhánh con. Đến năm 2020, hoạt động ở các chi nhánh con dần ổn định nên hàng tồn kho có xu hướng giảm đi, nhưng do tình hình diễn biến dich covid trên địa bàn Hải Dương hết sức tạp gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên lượng giảm đi của hàng tồn kho vẫn chưa đáng kể.
- Phân tích sự biến động của tài sản dài hạn:
Năm 2019
Tài sản dài hạn 350 295 300 250 200 175 150 100 50 0 2019 2020 Tài sản dài hạn
Biểu đồ 2.6: Tài sản dài hạn công ty năm 2019-2020.
Tài sản dài hạn là tài sản gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.
Qua bảng phân tích ta thấy rằng, tài sản dài hạn của công ty năm 2020 giảm xuống 120 triệu đồng ứng với mức giảm 40,68 % so với năm 2019. Điều này là hoàn toàn không tốt.
* Nguyên nhân là do:
Tài sản dài hạn giảm xuống là do sự giảm xuống của tài sản dài hạn khác. Điều này kéo theo sự giảm xuống của Tổng tài sản.
Tổng tài sản của công ty chủ yếu là giảm xuống nguyên nhân là do tài sản dài hạn khác và tài sản ngắn hạn của công ty.
Tổng tài sản giảm còn do hàng tồn kho nhiều, các khoản phải thu ngắn hạn giảm, bên cạnh đó vốn bằng tiền giảm điều này hoàn toàn không có lợi cho công ty. Vì vậy, công ty cần phải sớm tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng trên.