6. Bố cục đề tài
2.2.1.3. Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng nguồn vốn
Nguồn vốn của công ty là một vấn đề không chỉ các chủ doanh nghiệp quan tâm mà còn là vấn đề của các chủ đầu tư quan tâm tới, ngoài ra nguồn vốn còn cho biết tình hình và khả năng huy động vốn, sử dụng vốn và thấy được tài chính của
công ty. Thông qua bảng cân đối kế oán qua các năm thì ta nhận thấy nguồn vốn của công ty có sự giảm sút. Vì vậy cần phân tích các chỉ tiêu tác động đến nguồn vốn đồng thời có biện pháp khắc phục và tăng nguồn vốn công ty.
- Phân tích sự biến động của nợ phải trả:
Là khoản nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vậy muốn biết được khả năng chi trả của công ty ta sẽ đi so sánh khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Để thấy được mức độ ảnh hưởng của khoản nợ phải trả đến tổng nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn như thế nào đến công ty. Và qua đó thấy được khả năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay không? Hay nói cách khác là qua sự phân tích sẽ giúp ta thấy rõ hơn về khả năng sử dụng “đòn bẩy tài chính” có đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không?
Năm 2019 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0
Biểu đồ 2.7: Nợ phải trả của công ty năm 2019-2020.
Nợ phải trả có sự biến động không đồng đều (tham khảo cả số liệu công ty năm 2018). Năm 2020, nợ phải trả của Tân Việt Đức giảm mạnh, giảm 3.909 triệu đồng, ứng với mức giảm 59,7 % so với năm 2019.
Trong trường hợp này, nợ phải trả giảm đi cũng có phần tốt và cũng có phần không tốt. Tốt ở chỗ đối với một doanh nghiệp khi khoản nợ phải trả giảm đi thì doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản vốn ít đi để trang trải cho phần lãi vay, cho nên nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của công ty về sau. Không tốt ở chỗ, nợ phải trả giảm đi đồng nghĩa với việc vốn bằng tiền của công ty đang thấp dần, chứng tỏ công ty đang sử dụng vốn kém hiệu quả hơn năm trước.
Nguyên nhân là do khoản vốn bằng tiền của công ty rất thấp nên khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm dần, đó cũng là điều hợp lý khi khoản vốn bằng tiền giảm dần qua các năm.
- Phân tích sự biến động của vốn chủ sở hữu:
Năm 2019 4950 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Vốn chủ sở hữu 4913 4900 4850 4800 4750 4700 4650 4600 4718 2019 2020 Vốn chủ sở hữu
Dựa vào đồ thị, ta thấy năm 2020 vốn chủ sở hữu của công ty giảm 195 triệu đồng ứng với mức giảm 4,5 % so với năm 2019. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm dần qua 2 năm. Điều này là không tốt, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà giảm sút, cần phải huy động vốn chủ sở hữu để hoạt động công ty vững mạnh hơn.
Nguyên nhân là do trong 2 năm 2019-2020 vừa qua, tài sản và nguồn vốn có sự biến động lớn, các chỉ tiêu có xu hướng giảm. Điển hình là các khoản phải thu, hàng tồn kho cũng nhiều, điều này làm vốn bằng tiền của công ty giảm. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng giảm mạnh, tác động ngược lại tới tài sản và nguồn vốn của công ty.