5. Kết cấu của đề tài
2.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đòn bẩy tài chính
Bảng 2.7: Hệ thống nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần công nghệ COD quốc tế giai đoạn 2018 – 2020
STT Chỉ tiêu
1 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2 Hệ số vốn CSH trên TTS
(Nguồn: Phòng kế toán)
• Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng liên tục giảm trong suốt giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 (giảm từ 40.65% xuống 26.59%). Hệ số này dùng để so sánh mối quan hệ tương quan giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Số liệu trên cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngày càng tăng và tỷ lệ nợ phải trả ngày càng giảm. Đây là một tín hiệu tốt đối với công ty.
• Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính. Qua bảng số liệu trên ta thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính hay nói một cách khác là mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty là rất tốt. Năm 2018, trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 65.70 %, năm 2019 tăng lên là 68.38 %, sang năm 2020 tiếp tục tăng lên là 73.28%.
Như vậy, sự tăng liên tục của hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản qua các năm cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty tăng. Đây là một dấu hiệu tốt đối với công ty, công ty cần có biện pháp để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng này.
2.3.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
Bảng 2.8: Hệ thống nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần công nghệ COD quốc tế giai đoạn 2018 – 2020
STT Chỉ tiêu
1 Số vòng quay hàng tồn kho
2 Số ngày của vòng quay hàng tồn kho
3 Số vòng quay nợ phải thu 4 Số ngày của vòng quay nợ phải
thu
(Nguồn: Phòng kế toán)
• Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày của vòng quay hàng tồn kho Do đặc thù là doanh nghiệp thương mại kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm nên số vòng quay hàng tồn kho tương đối lớn. Tuy nhiên, số vòng quay của hàng tồn kho giảm nhẹ trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 kéo theo số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tăng lên, xong đến năm 2020 số vòng quay của hàng tồn kho tăng lên, tuy nhiên số ngày của vòng quay hàng tồn kho không giảm đi đáng kể.
Cụ thể: Số vòng quay hàng tồn kho năm 2018 là 13.22 vòng/năm, số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 28 ngày/vòng. Năm 2019 số vòng quay của hàng tồn kho là 11.60 vòng/năm, số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 31 ngày/vòng; năm 2020 là 12.15 vòng/năm, số ngày một vòng quay hàng tồn kho 30 ngày/vòng.
Trong giai đoạn này, hàng tồn kho tăng đã làm cho số vòng quay của hàng tồn kho giảm khiến cho khả năng luân chuyển hàng tồn kho giảm, từ đó làm tăng hiện tượng ứ đọng vốn, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
• Số vòng quay nợ phải thu và số ngày của vòng quay nợ phải thu Số vòng quay của nợ phải thu giảm mạnh trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020 kéo theo số ngày của một vòng quay nợ phải thu tăng lên.
Trong giai đoạn này, nợ phải thu giảm nhanh chóng mà đỉnh điểm là vào năm 2020 số vòng quay của nợ phải thu giảm còn 5.73 vòng/năm, điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty là không hiệu quả. Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều trong khi công ty thiếu vốn phải đi vay bên ngoài, điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.