5. Kết cấu khoá luận
2.2.5. Chương trình và phương pháp đào tạo
Công tác xây dựng chương trình đào tạo thường được thực hiện bởi cấp quản lý của công ty. Sau khi xác định rõ nhu cầu, đối tượng và mục tiêu chương trình đào tạo, giảng viên hoặc người hướng dẫn sẽ xây dựng nên một chương trình đào tạo hoàn chỉnh. Phòng nhân sự sẽ phối hợp với giảng viên dể thống nhất kế hoạch chi tiết cho
chương trình đào tạo. Giảng viên sẽ chuẩn bị nội dung đào tạo và phòng nhân sự phụ trách việc lựa chọn địa điểm đào tạo, công cụ học tập, tài liệu đào tạo, công tác hậu cần. Với tình hình hiện tại của công ty và mục tiêu đào tạo đã trình bày ở trên, công ty có thiên hướng lựa chọn:
- Phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn phương pháp này khá phù hợp với lao động trực tiếp tại công ty, nhất là nhân viên mới vào làm. Đối với công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông khi được tuyển dụng, cán bộ phụ trách an toàn lao động sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng về công tác an toàn lao động, sau đó người công nhân mới sẽ được những lao động lành nghề có kinh nghiệm hướng dẫn thực hiện các công việc cụ thể dưới sự giám sát của quản đốc hoặc tổ trưởng. Thường những lao động mới sẽ được kèm cặp, hướng dẫn và giám sát trong 2 – 3 tháng.
- Phương pháp đào tạo theo hình thức cử đi học: Cũng là một trong những phương pháp đào tạo được công ty triển khai trong những năm gần đây cần đào tạo để nâng cao hiệu quả làm việc, thu hút giữ chân người lao động. Phương pháp này công ty áp dụng cho tất cả các đối tượng. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn ít được áp dụng. Chính sách hỗ trợ người lao động đi học của công ty vẫn còn chưa đem lại nhiều kết quả. Chưa khuyến khích được nhiều lao động đi học. Hầu hết các chương trình đều do đối tác, nhà cung cấp tổ chức và mời tham dự.
- Phương pháp luân chuyển, thuyên chuyển trong công việc. Phương pháp này kết hợp với mục tiêu đào tạo với việc đảm bảo an toàn trong nghiệp vụ. Hình thức này chủ yếu đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị.
Bảng 2.7 Đối tượng áp dụng phương pháp đào tạo
Phương pháp đào tạo
Kèm cặp, chỉ dẫn Cử đi học