Cấp độ 3– Hành vi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH fami theo mô hình kirkpatrick (Trang 65 - 66)

5. Kết cấu khoá luận

2.3.3. Cấp độ 3– Hành vi

Với mọi công việc, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh, kết quả chỉ có thể được mang lại bởi hành động. Với tiền đề thuận lợi là kết quả tốt từ nhận thức của người lao động sau đào tạo, tác giả tiếp tục tiến hành phân tích cấp độ 3 – hành vi.

Hành vi là biểu hiện ra bên ngoài của nhận thức. Khi một nhận thức thay đổi – rất nhiều hành vi thay đổi. Do đó, ở cấp độ này, phương pháp quan sát được cho là phù hợp hơn cả. Người thực hiện quan sát các hành vi thay đổi sau đào tạo của nhân công chính là các cán bộ quản lý, tổ trưởng phân xưởng. Tác giả xây dựng một phiếu khảo sát ngắn và tiến hành khảo sát đối với 15 người là cán bộ quản lý, tổ trưởng nhằm thu thập ý kiến đánh giá của họ về hành vi chung của người lao động sau đào

tạo. Kết quả thu về được tổng hợp, xử lý và trình bày tại bảng

Nhìn chung, đối với cả 5 nhóm kiến thức, các cán bộ quản lý và tổ trưởng đều cho rằng người lao động có sự thể hiện kiến thức đã học khá tốt. Kết quả này được nhìn nhận thông qua những thay đổi nhỏ trong công việc hằng ngày như: khu vực làm việc gọn gàng hơn, thời gian phân loại vật liệu nhanh hơn, người lao động đặt ít câu hỏi hơn… Có 2 nguyên nhân giải thích cho kết quả đánh giá nói trên: một là, đây là những nội dung kiến thức mà người lao động phải có để làm được việc tại công ty; hai là, phương pháp đào tạo là kèm cặp trực tiếp, người lao động có thể áp dụng ngay.

Ở cấp độ 3 đánh giá hiệu quả đào tạo sau một khoảng thời gian đào tạo. Hầu như công ty chỉ bình bầu những lao động làm tốt trong tháng hoặc quý để khen thưởng chứ không khảo sát, quan sát, đánh giá... những lao động sau một khoảng thời gian sau đào tạo. Công ty cần chú trọng quan tâm hơn tới cấp độ 3 từ khảo sát đánh giá sau đào tạo công ty có thể đánh giá được sự hài lòng của người lao động, khả năng tiếp thu của người lao động, nội dung đào tạo có được phù hợp, sự thay đổi của người

lao động sau đào tạo. Từ đó tìm ra thiếu sót của nội dung đào tạo. Người quản trị có thể tăng thêm một số nội dung đào tạo hoặc giảm bớt nội dung đào tạo không cần thiết.

Bảng 2.10 Đánh giá của cán bộ quản lý về hành vi của học viên sau đào tạo Ý kiến đánh giá

Người lao động đã phân biệt được các loại vật liệu

Người lao động đã phân biệt được các loại bản vẽ

Người lao động biết nhận công việc/sản phẩm từ ai để thực hiện, sau khi hoàn thành công đoạn của mình thì chuyển giao cho ai Người lao động có ý thức thực hiện an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động có ý thức đề phòng rủi ro cháy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH fami theo mô hình kirkpatrick (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w