Về phía người lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH fami theo mô hình kirkpatrick (Trang 75 - 92)

5. Kết cấu khoá luận

3.3.3. Về phía người lao động

Người lao động là một trong yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới đánh giá mô hình Kirkpatrick vì mô hình dựa trên đánh giá của người lao động ở các cấp độ khác nhau. Đánh giá của người lao động thường mang tính cảm tính không chính xác. Người lao động học tập, rèn luyện nâng cao sức khỏe, trí tuệ để đáp ứng nhu cầu của công việc cũng như tiếp thu được nhiều kiến thức được đào tạo. Từ đánh giá hiệu quả đào tạo tác giả đưa ra một số giải pháp giúp người lao động nâng cao hiệu quả đào tạo.

Người lao động cần tham gia tích cực, chủ động vào quá trình đào tạo, cần đề cao tinh thần tự học ở nhà và ngay chính nơi làm việc của NLĐ.

Người lao động cần hiểu rõ hơn tác dụng của việc đánh giá đào tạo từ đó người lao động cần nghiêm túc hơn trong việc đánh giá hiệu quả đào tạo.

Người lao động cần định hướng rõ ràng gắn bó với công ty hay là làm thời vụ. Để có được hướng phấn đấu nắm bắt cơ hội thăng tiến trong công ty.

Người lao động luôn phải tự giác học hỏi chú ý lắng nghe người hướng dẫn truyền đạt kiến thức. Vận dụng các kiến thức vào thực hành qua nhiều cách khác nhau. Sử dụng máy móc phù hợp với công đoạn, chất liệu vải, kết hợp hài hòa giữa máy móc và nguyên vật liệu từ đó đưa ra các sáng kiến làm tăng năng suất lao động.

Tìm hiểu kỹ càng vấn đề được đào tạo bằng các nguồn ngoài đào tạo như sách, báo, internet...

Nghiên cứu các thao tác vận dụng thực hành một cách nhuần nhuyễn, gọn gàng.

Người lao động phải tuân thủ mọi nội quy, quy định của công ty.

Người lao động cần nhận biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân rồi sau đó lập kế hoạch bổ xung những điểm còn yếu. Người lao động có thể tham gia những khóa học ngắn ngày về đào tạo kỹ năng.

Luôn chan hòa, hòa đồng với tập thể tham gia các chương trình mà công ty và công đoàn tổ chức. Quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên.

Biết cách thể hiện cách lắng nghe và nắm bắt tốt những thông tin thể hiện sự tôn trọng đối với người giao tiếp. Tập cách đánh giá, đóng góp ý kiến sao cho không bị mất lòng để cùng nhau tiến bộ.

Luôn ý thức học tập nhất là những môn học thực tiễn như tiếng anh, tin học... tạo điều kiện tốt nhất hoàn thiện bản thân.

Luôn tận dụng mọi cơ hội thực hành giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Trong tình huống giao tiếp nào thì sử dụng ngôn ngữ gì cho phù hợp với hoàn cảnh.

KẾT LUẬN

Đánh giá hiệu quả đào tạo là khâu cuối cùng của đào tạo. Nó đánh giá được liệu chương trình đào tạo mà doanh nghiệp đang thực hiện có hiệu quả? Khoản tiền bỏ ra đào tạo liệu có hợp lý? Chương trình đào tạo có cần thay đổi dể phù hợp hơn không? Đây là một khâu rất quan trọng tuy nhiên lại thường được ít doanh nghiệp quan tâm và Công ty TNHH Fami cũng nằm trong số đó.

Hiều được tầm quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả đào tạo. Tác giả đã vận dụng mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo Kirkpatrick vào đánh giá hiệu quả đào tạo của Công ty TNHH FAMI với mong muốn giúp Công ty ngày một phát triển. Có thể khái quát một số kết quả đạt được như sau:

Đề tài đã trình bày hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp và lý do tại sao lựa chọn mô hình Kirkpatrick để đánh giá hiệu quả đào tạo của Công ty TNHH Fami.

Trên cơ sở phân tích một số đặc điểm của Công ty TNHH Fami và đánh giá hiệu quả đạo tạo bằng việc vận dụng mô hình Kirkpatrick thông qua 4 cấp độ. Từ đó chỉ ra được những ưu, nhược điểm, hạn chế có tác động tới hiệu quả đào tạo cuả Công ty, làm cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị.

Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo Công ty TNHH Fami trong thời gian tới kỳ vọng gúp công ty tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường nội thất..

Tuy vậy, do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, cô để luận văn trở nên hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1.Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2012). Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

2.Trần Kim Dung (2018). Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đặng Đình Đào (1998). Kinh tế các ngành thương mại - dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kê.

4.Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2012). Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

5.Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, Hà Nội

6.Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương (2008). Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê.

7. Trần Quang Huy, Phạm Thị Bích Ngọc (2013). Ứng dụng mô hình

Kirkpatrick

trong đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo giảng viên nội bộ tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tạp chí kinh tế và phát triển số 188 (II), tháng 2

năm 2013, tr.129-133.

8.Hoàng Phê (2000). Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng

9.Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh (2008). Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân

10. Nguyễn Tiệp (2005). Giáo trình Nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Lao Động - Xã

Hội

11. Đỗ Hoàng Toàn (1994). Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.

13. Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất

lượng giáo dục nghề nghiệp. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

B. Tiếng Anh

1.Campbell, Hollis (1935). Curriculum Development.

2. Donald Kirkpatrick, James Kirkpatrick (2006). Evaluating Training Programs:

The Four Levels.

3. Wentling (1993). Planning for effective training: A guide to curriculum

development

C. Các trang web

1.Gần 19 vạn cử nhân thất nghiệp

URL: http://daidoanket.vn/xa-hoi/gan-19-van-cu-nhan-that-nghiep-tintuc441624 2.Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

URL: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/788-nguon-nhan- luc-va-phat-trien-nguon-nhan-luc.html

3.Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực của giảng viên đào tạo sau đại học

URL: https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/04/29/xay-dung-tieu-chuan-danh-gia- nang-luc-cua-giang-vien-dao-tao-sau-dai-hoc/

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ 1 – PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI HỌC

STT Tiêu chí đánh giá

I Cơ sở vật chất

Địa điểm đào tạo thuận tiện cho việc đi lại của học viên

Địa điểm đào tạo có môi trường xung quanh đảm bảo an toàn

Trang thiết bị đượ bố trí ngăn nắp, thuận tiện cho việc dạy và học

Trang thiết bị có đủ chủng loại, số lượng và chất lượng

Trang thiết bị có tính đồng bộ, phù hợp với chương trình đào tạo

Trang thiết bị, dụng cụ có công nghệ tương đương với thực tế.

II Chương trình, tài liệu đào tạo

Chương trình đào tạo nội dung có nội dung đầy đủ liên quan đến công việc.

STT Tiêu chí đánh giá

Chương trình đào tạo được xây dựng bởi cán bộ của doanh nghiệp hoặc giáo viên thuê ngoài có kinh nghiệm.

Chương trình đào tạo đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với công nghệ hiện có.

Có đầy đủ tài liệu học tập theo chương trình đào tạo

Tài liệu đào tạo được tham khảo, xây dựng bởi cán bộ của công ty, giáo viên thuê ngoài có kinh nghiệm.

Tài liệu học tập có nội dung cập nhật, đồng bộ

III Giáo viên

Giảng viên có năng lực, trình độ chuyên môn; Kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức thực tế

Có sự chuẩn bị học liệu (in sẵn tài liệu, chuẩn bị bản thuyết trình, mô hình trực quan…)

STT Tiêu chí đánh giá

Bài giảng có tính thực tiễn, cập nhật

Phương pháp giảng dạy phù hợp với học viên Kỹ năng sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy Giảng viên có thái độ thân thiện, tích cực; tác phong chuyên nghiệp.

BÀI KIỂM TRA CẤP ĐỘ 2 – NHẬN THỨC SAU ĐÀO TẠO PHẦN 1. KIẾN THỨC VỀ VẬT LIỆU

Câu 1.1 Nối tên một số loại ván gỗ với hình ảnh của chúng:

Câu 1.2. Đâu là 2 loại cốt gỗ chính thường được sử dụng trong các sản phẩm của công ty?

A. Plywood, MFC C. MDF, Gỗ ghép thanh

Câu 1.3. Loại cốt gỗ nào có độ cứng cao nhất?

A. MDF C. MFC

Câu 1.4. Đâu là thứ tự đúng về khả năng chịu ẩm/nước của cốt gỗ?

A. HDF < MDF < MFC < Picomat B. MDF < HDF < Picomat < MFC C. MFC < MDF < HDF < Picomat D. MDF < MFC < Picomat < HDF

Câu 1.5. Lớp phủ bề mặt nào đòi hỏi máy dán mặt phải có công nghệ mới, phức tạp?

A. Veneer C. Melamine

Câu 1.6. Lớp phủ mặt nào có nguồn gốc tự nhiên?

A. Melamine C. Laminate

Câu 1.7. Lớp phủ mặt nào thông dụng nhất hiện nay?

A. Laminate C. Acrylic

Câu 1.8. Lớp phủ mặt nào có độ bền cao nhất

A. Acrylic C. Veneer

PHẦN 2. KIẾN THỨC VỀ BẢN VẼ

A. Hình ảnh 3D => Bản vẽ bóc tách kỹ thuật => Bản vẽ 2D B. Bản vẽ bóc tách kỹ thuật => Bản vẽ 2D => Bản vẽ 3D C. Hình ảnh 3D => Bản vẽ 2D => Bản vẽ bóc tách kỹ thuật

D. Bản vẽ 2D => Bản vẽ bóc tách kỹ thuật => Bản vẽ 3D

Câu 2.2. Thông tin nào không bắt buộc phải có trên bản vẽ 2D?

A. Mã bản vẽ

C. Chất liệu sử dụng

Câu 2.3. Hình ảnh/Bản vẽ nào được sử dụng nhiều nhất trong quá trình sản xuất?

A. Bản vẽ 2D

C. Bản vẽ bóc tách kỹ thuật

Câu 2.3. Hình ảnh/Bản vẽ nào được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thi công lắp đặt?

A. Bản vẽ 2D

C. Bản vẽ bóc tách kỹ thuật

Câu 2.4. Bản vẽ hoàn công được thực hiện khi nào?

A. Trước khi sản xuất C. Trước khi thi công

B.Sau khi sản xuất D. Sau khi thi công

PHẦN 3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT Câu 3.1. Đâu là trình tự sản xuất đúng?

A. Cắt => Dán cạnh => Dán mặt => Khoan => Lắp dựng => Đóng gói B. Dán mặt => Dán cạnh => Cắt => Khoan => Lắp dựng => Đóng gói C. Dán mặt => Cắt => Dán cạnh => Khoan => Lắp dựng => Đóng gói

D. Cắt => Dán mặt => Dán cạnh => Khoan => Lắp dựng => Đóng gói

Câu 3.2. Công đoạn nào có thể bỏ qua?

A. Cắt C. Lắp dựng

Câu 3.3. Trong quy trình sản xuất, 2 bước nào sau đây có thể linh hoạt đổi thứ tự cho nhau?

A. Dán cạnh, dán mặt C. Dán cạnh, khoan

PHẦN 4. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Câu 4.1. Anh/chị hãy cho biết có mấy cách nhận biết đám cháy qua các dấu hiệu ban đầu?

A. Khói, mùi C. Tiếng nổ

Câu 4.2. Điều nào sau đây không vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy?

A. Gọi điện thoại khi đang đổ xăng

B. Không trang bị bình chữa cháy tại nhà C. Khoá, chèn, chặn cửa thoát nạn

Câu 4.3. Bình chữa cháy bằng khí hiệu quả ở khu vực nào?

A. Ngoài trời C. Nơi kín gió

Câu 4.4. Bình chữa cháy bằng bột không hiệu quả với loại đám cháy nào?

A. Chất rắn C. Chất khí

Câu 4.5. Cách sử dụng bình chữa cháy bằng bột

A. Ném vào đám cháy

C. Đứng tại chỗ phun chất chữa cháy

PHẦN 5. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Câu 5.1. Một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, điều mà bạn cần phải làm là:

A. Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát, hoặc dùng khăn sạch bọc nước đá chườm lạnh lên vùng da bị bỏng khoảng 10-15 phút, nếu có biểu hiện phồng rộp dùng gạc sạch băng nhẹ lên, cho nạn nhân uống nhiều nước có pha ít muối và chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

B.Theo kinh nghiệm dân gian: Bôi lên vùng da bị bỏng nước mắm hoặc kem đánh răng để giảm đau và chuyển nạn nhân về bệnh viện.

C.Dùng kim sạch chọc các nốt phỏng lớn, sau đó dùng gạc sạch băng nhẹ lên vùng bị bỏng và chuyển nạn nhân về bệnh viện.

D. Cả 3 câu đều đúng.

Câu 5.2. Một công nhân đang làm việc không may bị điện giật, sau khi nạn nhân được tách ra khỏi nguồn điện, nạn nhân đang trong tình trạng ngừng thở ngừng tim, người sơ cứu viên cần:

A. Nhanh chóng chuyển nạn nhân về bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

B.Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc trên đường vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

C.Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, tiến hành thổi ngạt cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc trên đường vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

D.Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, đặt nạn nhân nằm đầu thấp trên nền cứng bằng phẳng, đầu ngửa về phía gáy, khai thông đường thở, tiến hành thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực đúng phương pháp cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc trên đường vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Câu 5.3. Qui định vị trí đặt hộp cấp cứu ban đầu tại :

A. Đặt tại phòng Y tế, có dấu chữ thập

B. Đặt tại nơi làm việc của người lao động, nơi đễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu là dấu chữ

thập

C. Đặt tại nơi làm việc của người lao động, nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu là dấu chữ thập và thông báo cho người lao động biết vị trí, qui định cách sử dụng.

A. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

B. Vệ sinh lao động là giải pháp an toàn nhất trong quá trình lao động. C.Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

D. Không có đáp án đúng

Câu 5.5. Các tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn bao gồm là

A. Yếu tố vật lý và hóa học. B. Yếu tố vi sinh vật.

C. Bụi và các chất độc hại trong sản xuất. D. Cả A và C đều đúng.

KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA CẤP ĐỘ 2 – NHẬN THỨC Phần 1. Kiến thức về vật liệu Phần 2. Kiến thức về bản vẽ sản xuất chữa cháy sinh lao động

BẢNG HỎI VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CẤP ĐỘ 3 – HÀNH VI SAU ĐÀO TẠO

Ý kiến đánh giá

Người lao động đã phân biệt được các loại vật liệu Người lao động đã phân biệt được các loại bản vẽ Người lao động biết nhận công việc/sản phẩm từ ai để thực hiện, sau khi hoàn thành công đoạn của mình thì chuyển giao cho ai

Người lao động có ý thức thực hiện an toàn, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH fami theo mô hình kirkpatrick (Trang 75 - 92)