Những mặt tích cực trong đầu tư phát triển tại công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu viettel (Trang 65 - 67)

Trong những năm qua về hoạt động đầu tư phát triển của Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel cũng đã đạt được một số thành tựu đề ra.Bên cạnh đó thì không tránh được những rủi ro trong hoạt động đầu tư phát triển dẫn đến đầu tư không hiểu quả.

Những mặt tích cực

-Đầu tư phát triển của Công ty tm và xnk Viettel đã có những nhìn nhận đúng đắn góp phần làm cho doanh thu trong giai đoạn 2018-2020 đều tăng lên và có mức doanh thu lớn mặc dù nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Năm 2018 doanh thu là 4,205,331 triệu đồng và đến năm 2019 là 6,524,794 triệu đồng tương đương tăng lên 55,16% trong khi tốc độ tăng ở năm 2017-2018 là 5,54%. Năm 2020 công ty tiếp tục tăng lên là 7,220,476 triệu đồng.

-Lợi nhuận tăng thêm so với tổng số vốn đầu tư thực hiện có giá trị thấp nhất vào năm 2018 là 1,3% và đạt cao nhất vào năm 2019 là 7.0%. Sự tăng mạnh này là do

công ty đã quản lý sản xuất và kinh doanh tốt, doanh thu bán hàng tăng Điều này cho thấy cứ một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì công ty thu về ít nhất 7 đồng lợi nhuận.Đã chứng tỏ việc bỏ vốn ra đầu tư đã mang lại một kết quả có lợi cho công ty.

-Tài sản cố định huy động của công ty tăng lên theo các năm.Ở giai đoạn 2018 – 2020 là 606,449 triệu đồng, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn các nhà máy sản xuất.Bên cạnh là các trung tâm bán lẻ, siêu thị của công ty trong dự án mới đã hoàn thành và đi vào hoạt động.Đó là kết quả của sự đầu tư vào nhà xưởng và máy móc thiết bị của công ty.

Như vậy, công ty đã cho thấy công tác thực hiện đầu tư tương đối là tốt, hầu hết các hạng mục công trình đã được hoàn thành đúng tiến độ cho phép. Về máy móc thiết bị, công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm,trang bị và nâng cấp hàng năm những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ mới để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đồng thời mở rộng quy mô sản xuất của mình.

-Hàng tồn kho của công ty cũng có sự biến động giảm.Năm 2018 lượng hàng tồn kho là 446,063 triệu đồng thì tại năm 2019 đã tăng 544,479 triệu đồng tức 16,29% sau đó tại năm 2020 giảm đi khoảng 18,08% giảm. Hàng tồn kho giảm cho thấy việc công ty đang bán hàng và phân phối hàng bán về thiết bị điện tử rất tốt.Không chỉ trong bán tại các cửa hàng siêu thị mà đẩy mạnh trên các trang điện tử bán hàng.

-Nguồn nhân lực phụ thuộc vào số lao động qua đào tạo của công ty có xu hướng tăng giảm không đồng đều. Tỷ lệ lao động được cử đi đào tạo ở nước ngoài so với tổng số lao động mà công ty tiến hành đào tạo chủ yếu là có xu hướng tăng lên theo từng năm. Năm 2018 tỷ lệ này chỉ là 17,14% và giảm đi 16,67% vào năm 2019.Và đến năm 2020 thì tỷ lệ này đạt cao nhất 21,21%.

Điều này thể hiện rõ những nhận định về xu hướng phát triển nguồn nhân lực trong tương lai của Công ty tm và xnk Viettel hướng tới chất lượng lao động với trình độ chuyên môn cao, công nghệ cũng như tác phong làm việc theo chuẩn của nước các nước tiến bộ xung quanh.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO ISO 9001:2015 thể hiện sự cam kết rất lớn của lãnh đạo và CBNV trong việc duy trì các chuẩn mực quốc tế, khẳng định chất lượng sản phẩm của mình đối với khách hàng.

-Sự đa dạng của hoạt động đầu tư ở nhiều lĩnh vực với các hoạt động đầu tư vào các siêu thị,trung tâm bán lẻ riêng...Sau đó là thể hiện ở các lĩnh vực hàng hóa nhập khẩu buôn bán sỉ lẻ từ :Điện thoại, máy tính bảng, phụ kiện, đồng hồ thông minh, kinh doanh dịch vụ và sim số. giúp cho công ty có lợi thế cạnh tranh với các bên đối thủ như FPT shop và Thế giới di động...

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu viettel (Trang 65 - 67)