Đối với Công ty tm và xnk Viettel thì lượng hàng tồn kho có giảm trong giai đoạn 2018-2019 nhưng sự giảm này ít và lượng hàng trong kho lại có nhiều. Điều này cũng
tốt cho việc cần hàng cung ứng ngay lập tức cho các đại lý,siêu thị nhưng vẫn cần có một số giải pháp thúc đẩy việc bán hàng và giảm hàng tồn kho như sau:
Thứ nhất là xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho mỗi mặt hàng :Điều này giúp công ty tránh được việc nhập hàng về nhiều hơn mức cần thiết hoặc thiếu hụt dẫn đến giảm doanh thu.Công ty có thể xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu bằng cách cố định ngày nhập hàng.
Thứ hai kiểm kê hàng hóa định kỳ: Công ty phải tiến hành kiểm kê để xác định số liệu thực tế và trên sổ sách có giống nhau không. Khi kiểm đếm lại số lượng các mặt hàng, công ty cũng có thể phát hiện ra hàng lỗi, nguyên vật liệu bị hỏng hoặc hết thời gian bảo hành...
Việc kiểm kê tồn kho có thể mất rất nhiều thời gian những hoạt động này vô cùng cần thiết. Ít nhất công ty nên thực hiện việc này 6 tháng/lần.Vì nó sẽ giúp công ty quản lý tồn kho dễ dàng và chính xác hơn, hạn chế sai sót và chi phí hàng hỏng.
Thứ ba mua số lượng lớn: Mua hàng nhập khẩu để bán với số lượng lớn để được chiết khấu thương mại. Chiết khấu thương mại có tác động đáng kể đến chi phí hàng tồn kho tổng thể khi liên quan đến một khoản tiền lớn.Mua số lượng lớn cũng cho phép bạn tối ưu hóa quy mô kinh tế của công ty mình trong các quy trình sản xuất. Tuy nhiên, hãy tránh mua số lượng lớn mà không tính đến nhu cầu sản xuất hiện có, nếu không công ty có nguy cơ bị dự trữ quá nhiều.
Thứ tư dự báo: Tiến hành dự báo thường xuyên về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của công ty để tránh việc mua tùy tiện và dự trữ quá nhiều hàng hóa không cần thiết. Sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ hoặc mô hình toán học để đưa ra những dự báo này. Điều này cho phép công ty điều chỉnh sản xuất phù hợp với mức độ phổ biến của nhu cầu thị trường.