Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Phù hợp với đặc điểm quy mô, đặc điểm tổ chức bộ máy nhân sự phù hợp với yêu cầu quản lý nội bộ, tuân thủ các quy định của pháp luật, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thiết kế theo mô hình sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự tại Công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Châu Á.
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán)
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Công ty
- Giám đốc Công ty: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, đảm nhiệm
việc kí kết hợp đồng, đưa ra các quyết định đầu tư, mua sắm tài sản cố định, đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, ban hành các quy chế, quy định trong nội bộ Công ty như: thời gian làm việc, chế độ thưởng, phạt,…. Có trách nhiệm chỉ đạo
chung và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của Công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty, chịu trách nhiệm với Nhà nước về mọi hoạt động của Công ty.
- Phó giám đốc: Là người giúp cho giám đốc trong việc quản lý điều hành các
hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, chủ động và tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. Có quyền hạn theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân cấp công việc.
Công ty gồm có bốn phòng nghiệp vụ chuyên môn dưới sự chỉ đạo và điều hành của Giám đốc, có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc, tính toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất, quản lý, đồng thời tham mưu cho Giám đốc để có quyết định đúng đắn, kịp thời trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc kế hoạch kinh doanh, và triển
móc, nguyên nhiên vật liệu. Kết hợp với phòng kế toán trong việc quản lý doanh thu, đối chiếu công nợ với khách hàng. Thực hiện soạn thảo hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán, góp vốn. Tổ chức các hoạt động marketing nhằm quảng bá và đưa sản phẩm dịch vụ của Công ty đến khách hàng. Ngoài ra phòng Kinh doanh còn thực hiện các báo cáo nội bộ theo quy định của Công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu của ban điều hành. Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Phòng, đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban điều hành phân công.
- Phòng kế hoạch – kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và
căn
cứ theo hướng dẫn của luật pháp điều hành chỉ đạo về công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, phòng kế hoạch kết hợp với các phòng ban khác để theo dõi tình hình hàng hóa để lên kế hoạch nhập hàng.
- Phòng kế toán: Là phòng tham mưu cho Giám đốc về quản lý hoạt động tài
chính, hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán trong toàn Công ty. Quản lý, kiểm soát các thủ tục thanh toán, hạch toán, đề xuất giúp Công ty thực hiện các chi tiêu tài chính. Phòng tài chính- kế toán có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính vật tư, tiền vốn, bảo đảm chủ động trong kinh doanh và tự chủ trong tài chính. Phân tích, đánh giá hoạt động tài chính và khai thác kinh doanh, tìm ra biện pháp nhằm nâng cao được hiệu quả kinh tế.
Đảm bảo việc ghi chép số liệu, tổng hợp tình hình, số liệu liên quan đến hoạt
động tài chính, kinh doanh của Công ty. Cung cấp số liệu cần thiết cho các phòng ban có liên quan.
Phòng vật tư: Là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty
về công tác quản lý vật tư, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất; cung ứng, bảo quản, nhập xuất vật tư vật liệu; quản lý sản phẩm tự làm nhập kho công ty; theo dõi tổng hợp và báo cáo định mức tiêu hao sử dụng; quản lý vật tư phế thải thu hồi; quyết toán vật tư, quản lý kho bãi, tài sản liên quan.
2.1.4 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm châu Á giải đoạn 2018-2020