Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công nghệ thực phẩm châu á (Trang 67 - 70)

Về quản lí tiền mặt

Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh ngiệp. Vì thế, nhà quản lí cần phải tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ doanh nghiệp hoặc của bên thứ ba.

Quản trị tiền mặt là quá trình bao gồm quản lí lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Nếu giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỉ giá ( nếu dự trữ ngoại lệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại khoản thanh toán ngân hàng thường có lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của doanh nghiệp). Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát.

Nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền mặt, không đủ tiền để thanh toán sẽ bị giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Doanh nghiệp sẽ mất cơ hội hưởng các khoản ưu đãi dành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến.

Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của doanh nghiệp phải thỏa mãn được ba nhu cầu chính:

+ Chỉ cho các khoản phải trả phục vụ sản xuất- kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như: trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao động, trả thuế.

+ Dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch: Dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột.

Giải pháp tăng hiệu quả kinh doanh của công ty

Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định: Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng doanh thu cho công ty trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo. Thị trường liên quan đến cả “đầu vào” và “đầu ra” của quá trình hoạt động trong doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh được nhu cầu của khách hàng, từ đó hướng đến cải tiến sản phẩm, dịch vụ tốt hơn tạo doanh thu nhiều hơn.

Để có được thị trường tiêu thụ một cách tốt hơn ta thực hiện các biện pháp sau:

+ Tăng cường công tác tiếp thị nghiên cứu thị trường marketing, nắm bắt những yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, dịch vụ. Từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế của sản phẩm, phát huy thế mạnh hiện có.

+ Công ty cần tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu lớn và sử dụng tính chất thường xuyên lâu dài để kí kết các hợp đồng, tạo cho công ty một thị trường lâu dài, ổn định.

+ Có được một thị trường lâu dài và ổn định thì công ty mới đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, tăng tốc độ luân chuyển, làm cho hệu quả sử dụng vốn không ngừng tăng lên, từ đó cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, mở rộng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường là một biện pháp quan trọng nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng doanh thu và lợi nhuận tạo ra hướng phát triển cho

công ty trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng và đầu tư trong những năm tiếp theo.

Thị trường liên quan đến cả đầu ra - đầu vào của quá trình hoạt động trong công ty. Việc nghiên cứu thị trường giúp công ty nắm bắt nhanh được nhu cầu của khách hàng, từ đó hướng đến cải tiến dịch vụ, sản xuất và cung cấp các dòng sản phẩm mì gói tốt hơn. Từ đó công ty mới đánh giá về chính sản phẩm của mình, thấy được điểm mạnh, điểm yếu để xây dựng tốt kết quả của từng lọai hoạt động sản xuất kinh doanh. Không những vậy việc nghiên cứu thị trường còn giúp công ty xác định được những khoảng trống của thị trường, từ đó có thể đầu tư mở rộng thị phần của mình trong những khu vực khác có tiềm năng. Do vậy thị trường tiêu thụ cũng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Công ty nên đầu tư thêm các hoạt động nghiên cứu và phát triển, thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển, chi phí cho hoạt động này mang tính thường xuyên , liên tục để đánh giá sát sao hoạt động kinh doanh của công ty nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với hoạt động này, công ty chấp nhận bỏ thêm chi phí sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của

công ty

Hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi công ty luôn phải nắm rõ rằng một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chủ trương về việc thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ giúp cho nhà quản lí công ty có được cái nhìn bao quát về tình hình chính của công ty mình. Từ đó đưa ra được giải pháp kịp thời để giải quyết những khó khăn sao cho hiệu quả và phát huy những mặt tốt và hạn chế mặt tiêu cực trong quá trình sử dụng vốn của công ty.

Dựa trên những số liệu kế toán, báo cáo tài chính của công ty, nhà quản lí luôn thường xuyên nắm bắt được nguồn vốn hiện có, tình hình biến động tăng-giảm vốn và khả năng thanh toán các khoản nợ ... Khi đó, công ty sẽ đưa ra được những giải pháp đúng đắn để kịp thời xử lí các vấn đề về tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động, sản xuất của công ty diến ra một cách thuận lợi theo những kế hoạch đã đề ra như đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản phải thu hay thanh toán các

khoản nợ đến hạn của mình với mục đích sử dụng nguồn vốn của công ty đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công nghệ thực phẩm châu á (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w