Thực hiện nghiêm túc việc kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có theo định kì. Đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế với số liệu phản ánh trên số sách kế toán để kịp thời điều chỉnh, phương án xử lí nếu có sự chênh lệch hoặc không hợp lí.
- Lập kế hoạch về nhu cầu sử dụng vốn lưu động:
Căn cứ trên kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, Công ty xây dựng kế hoạch về nhu cầu sử dụng, huy động vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, trong đó có vốn lưu động. Việc xây dựng tốt kế hoạch về vốn giúp cho Công ty chủ động trong việc huy động cũng như sử dụng hợp lí, hiệu quả các dòng vốn. Tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc xây dựng kế hoạch về vốn lưu động cần đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, nhu cầu phát triển của thị trường, khả năng tăng trưởng của công ty trong năm tới cũng như thực hiện tốt công tác dự báo về sự biến động của thị trường.
- Huy động vốn:
Lợi nhuận để lại là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn kinh doanh, công ty có thể sử dụng một cách chủ động, không bị phụ thuộc bởi các điều kiện cho vay.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường tài chính, dịch vụ cho thuê tài chính là một hình thức đang được mở rộng. Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng sử dụng hình thức này ngày càng nhiều. Cho thuê tài chính là giải pháp hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp vốn ít nhưng vẫn có thể sử dụng được thiết bị công nghệ hiện đại.
Trong cơ cấu TSCĐ của công ty những năm gần đây chưa thấy có TSCĐ thuê tài chính, đây cũng là một giải pháp huy động vốn thuận tiện và có hiệu quả mà công ty có thể nghiên cứu và sử dụng.
- Quản lí khoản phải thu.
Tăng cường công tác quản lí nợ đối với các khách hàng, quyết liệt trong việc đôn đốc thu hồi công nợ, giảm thiểu việc bị chiếm dụng vốn. Có kế hoạch pháp lí cần thiết đối với những khách hàng nợ dây dưa kéo dài.
Công ty cần xây dựng kế hoạch thanh toán các khoản nợ, các khoản vốn đang chiếm dụng (chậm trả). Thực tế, số vốn mà công ty chiếm dụng đã phần nào giúp công ty giảm bớt sự thiếu hụt về kinh doanh. Nếu công ty có kế hoạch trả nợ phù hợp, đúng hạn thì việc chiếm dụng vốn ấy không chỉ giúp công ty bớt được sự thiếu hụt vốn mà còn giữ được mối quan hệ tốt với bạn hàng của mình.
- Quản lí hàng tồn kho.
Đối với nghành hàng Thực phẩm-công nghệ : Đây là nghành hàng mang nhiều rủi ro nhất vì những mặt hàng này phải đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và mặt hàng có thời hạn sử dụng nhất định. Do đó công ty cần có những biện pháp tích cực hơn nữa cụ thể:
+ Bên cạnh việc xác định chính xác số tồn kho thực tế và trên sổ sách kế toán phải bảo quản tốt hàng tồn kho, thường xuyên kiểm tra chất lượng của các mặt hàng này để có biện pháp xử lí kịp thời đối với các mặt hàng kém chất lượng tìm biện pháp để giải phóng hàng tồn đọng nhằm thu hồi vốn kịp thời tránh tình trạng thất thoát.
+ Khi nhận hàng phải kiểm tra chất lượng từng lô hàng nhập về. Nếu phát hiện kém phẩm chất thì phải đề nghị giải quyết ngay giảm tối thiểu thiệt hại.
Tăng cường công tác quản lí hàng tồn kho, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Giá trị hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn.Đây là nguyên nhân khiến khả năng thanh toán nhanh của công ty bị giảm sút, vốn bị ứ đọng làm ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn. Vì vậy, Công ty cần quản lí tốt hàng tồn kho nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Công ty cần có sự chủ động nâng cao năng suất, rút ngắn chu kì sản xuất. Làm được điều này thì cần phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào: Máy móc thiết bị, nhân công… Thêm vào đó cần hạn chế tối đa thời gian ngưng giữa các giai đoạn, các khâu sản xuất, khai thác tối đa năng lực hiện có, kết hợp với lên kế hoạch đổi mới máy móc, thiết bị,dây chuyền sản xuất, tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực hoạt động. Nhất thiết bố trí đúng người, đúng việc tránh tình trạng thừa thiếu người không phù hợp với công việc. Tăng cường điều động, biệt phái lãnh đạo nghiệp vụ cho công tác nghiệm thu, thu hồi vốn.
Tăng cường và khai thác có hiệu quả toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động SXKD của Công ty; Hạn chế thời giạn ngừng nghỉ của máy móc.
Tổ chức phân loại, đánh giá định kì TSCĐ nhằm xác định các tài sản kém hiệu quả, cũ, lạc hậu để có kế hoạch thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn, kịp thời đổi mới. Thực hiện tốt công tác này giúp cho Công ty luôn năm được tình hình biến động của TSCĐ, kịp thời điều chỉnh mức chi phí trích khấu khao vào giá thành sản phẩm nhằm bảo toàn VCĐ cho doanh nghiệp.
Có chế độ khuyến khích về tài chính đối với các nghiên cứu, sáng chế, sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
Tổ chức tốt và khoa học việc theo dõi luân chuyển tài sản đầy đủ, kịp thời nhằm đảm bảo công tác quản lý về mặt hiện vật cũng như giá trị của tài sản trong thời gian sử dụng.
Quá trình sử dụng vốn cố định phải đảm bảo không những bảo toàn mà còn phát triểu được vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Việc bảo toàn vốn phải đảm bảo cả hai mặt giá trị và hiện vật. Công ty không chỉ giữ nguyên hình thái vật chất bạn đầu của tài sản cố định mà quan trọng hơn là phải duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó.
Việc đầu tư phải dựa trên năng lực hiên có về khả năng sản xuất, năng xuất, tuổi thọ kĩ thuật. Việc đầu tư TSCĐ nên dựa trên nguồn vốn dài hạn bởi khi đó công ty sẽ tránh được những biến động về tài chính, rủi ro do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mang lại. Vì thế, trước khi đầu tư, công ty cần tìm nguồn vốn hợp lý như: khấu hao, vốn tự bổ sung, vay dài hạn. Lập kế hoạch dài hạn về đầu tư, mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại tạo điều kiện rút ngắn thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí.
Có phương pháp quản lý, dử dụng có hiệu quả các công cụ dụng cụ không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định hiện đang được theo dõi trên chi phí trả trước của công ty, vì số công cụ dụng cụ này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tài sản dài hạn cần theo dõi.