Nâng cao chất lượng sản xuất, tiết kiệm chi phí là biện pháp thiết yếu để tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Việc nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh phải được thực hiên ở mọi khâu, mọi giai đoạn, từ khi chuẩn bị đầu cho đến khi bàn giao và đưa vào sử dụng. Để làm được điều đó, cần: Đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là đội ngũ công nhân viên bậc cao những người trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm: Làm tốt công tác kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất đảm bảo sản phẩm đạt được đúng tiêu chuẩn đề ra, phát triển và khắc phục kịp thời nếu có sai sót.
Nâng cao chất lượng đi đôi với việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Công ty cần phải tăng cường quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh để từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Có thể đưa ra một số giải pháp sau:
Trong chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, chi phí nguyên liệu có giá trị rất lớn, vì vậy việc quản lí nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Để công tác quản lí nguyên liệu đạt hiệu quả cao, công ty cần căn cứ vào tình hình cụ thể và điều kiện cụ thể, lựa chọn nhà cung cấp với giá trị hợp lí, chất lượng đảm bảo và chi phí vận chuyển; xây dựng định mức tiêu hao cho từng quá trình sản xuất để biết rõ nhu cầu cụ thể cho từng thời gian nhất định.
Về chi phí nhân công, cần xem xét nhu cầu sử dụng cân đối giữa nguồn lao động dài hạn và lao động thời vụ, hiện tại ngoài các nhân viên lao động dài hạn, công ty có phát sinh chi phí thuê nhân công thời vụ bên ngoài; lao động dài hạn sẽ có trình độ kinh nghiệm hiểu rõ công việc nâng cao năng suất chất lượng sản xuất kinh doanh tuy nhiên lao động thời vụ sẽ tiết kiệm được chi phí cho công ty trong thời gian nhàn rỗi, chờ việc.
Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình báo cáo, chỉ tiêu số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu khi nhập về. Nếu hàng nhập kém phẩm chất thì công ty nên yêu cầu người bán đền bù để tránh thiệt hại.
Đồng thời công ty nên có biện pháp thường xuyên kiểm tra kho bãi để hạn chế tối đa tổng thất cho nguyên liệu, hàng hóa, tăng chất lượng bảo quản hàng tồn kho.
Công ty có thể bán số nguyên liệu đang tồn trong kho cho các doanh nghiệp khác với giá thấp hơn giá mua vào để thu hồi vốn.
Sử dụng nguyên vật liệu hợp lí, tiết kiệm.
Công ty cần có chính sách đặt hàng hợp lí. Đối với các nhà cung cấp nguyên liệu
ở gần chỉ nên đặt làm nhiều đơn hàng trong năm, số ngày chờ hàng thấp sẽ vừa đảm bảo sản xuất liên tục mà không cần dự trữ trong kho do không phải mất thời gian và chi phí vận chuyển nhiều.
Hàng tháng kế toán hàng hóa đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lí, tìm biện pháp giải phóng số hàng hóa tồn đọng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.
Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.
Đẩy nhanh tiến độ sản xuất sớm đưa sản phẩm ra thị trường nhằm hạ thấp giá trị sản phẩm dở dang vào cuối năm, tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, vốn luân chuyển chậm. Càng nâng cao hơn nữa việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu động sẽ góp phần tăng nhanh được doanh thu thuần cho công ty.
Công ty nên trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tránh các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất sản phẩm.