Các tiêu chí đánh giá thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xuất khẩu bộ dây điện ô tô sang thị trường hàn quốc của công ty TNHH ATSK vina (Trang 38 - 40)

Thúc đẩy xuất khẩu là quá trình nghiên cứu, vận dụng các quy luật, các biện pháp trong sản xuất kinh doanh kết hợp với quy định và chính sách nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế mở cửa của Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu là yếu tố quan trọng trong giao thương thương mại, góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp, gia tăng GDP của nền kinh tế. Thúc đẩy xuất khẩu không những là công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp hội nhập sâu hơn kinh tế thế giới trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, mà còn góp phần đem về cho nước nhà một nguồn ngoại tệ dồi dào. Thúc đẩy xuất khẩu cũng là việc tạp nguồn vốn quan trọng, là tiền đề cho nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại và quyết định quy mô tăng trưởng của nền kinh tế.

Thúc đẩy xuất khẩu mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp trên nhiều phương diện. Các doanh nghiệp hiện nay sử dụng một số phương pháp phổ biến để thúc đẩy xuất khảu như mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm,…

Ngày nay chúng ta có rất nhiều các chỉ tiêu đánh giá thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Áp dụng các chỉ tiêu này, doanh nghiệp sẽ biết được hạn mức của minh đang ở đâu, mình cần phải làm gì để gia tăng lợi nhuận hay nên làm gì để duy trì được tốc độ kinh doanh của mình. Có rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá, tuy nhiên ở đây chúng ta sẽ làm rõ một số các chỉ tiêu chính để đánh giá thúc đẩy xuất khẩu, cụ thể:

1.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng

Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp là tổng giá trị xuất khẩu của tất cả (hoặc một) hàng hóa của doanh nghiệp đã được thống kê trong một thời kì nhất định, thường là một quý hoặc một năm, được quy đổi thống nhất ra tại một loại dơn vị tiền tệ nhất định. Thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu có thể đánh giá được doanh số bán hàng xuất khẩu trong một đơn vị thời gian là bao nhiêu, từ đó có thể so sánh được độ tăng giảm giá trị xuất khẩu giữa các thời kỳ.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thể hiện cho sự thay đổi về quy mô hay số lượng của mặt hàng xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu càng lớn thì sự thay đổi trong quy mô xuất khẩu càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng nâng cao xuất khẩu.

1.3.1.2. Sản lượng hàng hóa xuất khẩu

Đây là chỉ tiêu định lượng phản ánh khối lượng hàng hóa được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của doanh nghiệp. Sản lượng xuất khẩu thể hiện cho năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, sản lượng xuất khẩu càng lớn chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp lớn, năng lực xuất khẩu cao.

1.3.1.3. Cơ cấu thị trường và chuyển dịch cơ cấu thị trường

Cơ cấu thị trường xuất khẩu là sự phân bổ giá trị kim ngạch xuất khẩu theo nước, nền kinh tế và khu vực lãnh thổ thế giới với tư cách là thị trường tiêu thụ. Đối với một doanh nghiệp, cơ cấu thị trường là tỉ trọng của từng thị trường và mối kết hữu cơ bản giữa các thị trường xuất khẩu chung và thị trường xuất khẩu của từng mặt hàng tỏng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đó.

Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu là sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường mục đích nhằm khai thác hiệu quả hơn các thị trường tiêu thụ, tránh sự phát triển không đồng đều gây mất cân bằng trong xuất khẩu.

1.3.1.4. Tiêu chí cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ giữa giá trị mặt hàng A xuất khẩu với tổng giá trị xuất khẩu.

Xác định được cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp biết được đâu là những mặt hàng chủ lực để từ đó có những định hướng, chính sách thúc đẩy xuất khẩu đạt hiệu quả cao. Sự tăng giảm tỷ trọng của các mặt hàng phản ánh một cách thiết thực hiệu quả chính sách đẩy mạnh xuất khẩu đối với từng mặt hàng.

Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là sự thay đổi tỷ trọng các nhóm hàng, mặt hàng trong tổng nhóm hàng để đáp ứng nhu cầu quốc tế. Mục đích của chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là điều chỉnh sự phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả hơn.

Mỗi thị trường khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau. Với những thị trường khó

Một phần của tài liệu Xuất khẩu bộ dây điện ô tô sang thị trường hàn quốc của công ty TNHH ATSK vina (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w