Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xuất khẩu bộ dây điện ô tô sang thị trường hàn quốc của công ty TNHH ATSK vina (Trang 70 - 74)

2.4.2.1. Những tồn tại của công ty

Thứ nhất, công ty chủ yếu phục vụ sản xuất cho công ty đối tác chính bên Hàn Quốc kể từ khi thành lập đến nay. Duy nhất thị trường Nhật Bản xuất khẩu cho hãng Toyota, còn tại các thị trường khác, công ty chưa mở rộng được nhiều quy mô sản xuất và xâm nhập vào môi trường cạnh tranh mới.

Thứ hai, mặt hàng xuất khẩu chỉ duy nhất bộ dây điện ô tô mà chưa phát triển việc tạo các sản phẩm khác để gia tăng thu nhập. Ngành sản xuất ô tô hiện nay vẫn

luôn đứng đầu trên toàn thế giới. Do đó với 1 công ty đã có kinh nghiệm sản xuất dây điện ô tô, mở rộng ra sản xuất các linh kiện phụ tùng khác sẽ giúp gia tăng lợi nhuận và có nguồn vốn để đầu tư phát triển công ty.

Thứ ba, công ty còn nhỏ lẻ, chưa có nhiều phòng ban chia nhỏ đầu việc, dẫn đến quá tải trong công việc cho nhân viên Phòng Xuất nhập khẩu, một nhân viên Xuất nhập khẩu phải làm rất nhiều công việc như chạy giấy tờ, khai báo hải quan, quản lý kho hàng,…

Thứ tư, nguồn vốn hạn hẹp làm cho quy trình diễn ra chậm trễ như: đóng thuế chậm, phải làm nhiều thủ tục đăng kiểm, mất nhiều thời gian. Đôi khi hàng về nhưng chưa kịp đóng thuế hay không đủ giấy tờ đăng kiểm thì cũng không lấy được hàng, mà hàng để ở cảng quá thời hạn sẽ bị thu thêm tiền kho bãi. Quy trình xảy ra nhiều vấn đề còn do đội ngũ lao động bị thiếu hụt, môi trường làm việc không níu chân được người lao động cũ, các nhân viên còn ỷ lại dẫn đến trình độ chuyên môn không cao, dễ xảy ra sai sót trong quá trình hoàn thành các thủ tục xuất khẩu. Nguồn vốn cũng gây nhiều khó khăn cho công ty trong việc sản xuất các mẫu mã dây điện mới, yêu cầu sử dụng các nguyên vật liệu có giá trị cao hơn mà thị trường trong nước chưa thể đáp ứng được.

Thứ năm, kim ngạch xuất khẩu bộ dây điện tại thị trường Hàn Quốc chưa ổn định do có nhiều yêu cầu khắt khe và thay đổi thường xuyên. Ngoài những yêu cầu về chất lượng và độ an toàn, những hãng ô tô lớn là khách hàng của công ty cũng không thích sử dụng những sản phẩm có hại cho môi trường, sử dụng lao động trẻ em, hoặc làm ra từ việc bóc lột sức lực của người lao động. Công ty ATSK VINA cần đầu tư thiết bị, công nghệ nhằm đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn về mọi mặt của thị trường tiềm năng này.

Thứ sáu, quy trình thực hiện hợp đồng còn gặp nhiều hạn chế: khó khăn trong việc hoàn thành các thủ tục hải quan, một số lô hàng phân luồng vàng và phải kiểm tra giấy tờ gây mất nhiều thời gian và chi phí; hàng hóa không được kiểm tra kỹ lưỡng dẫn đến lỗi sai hỏng bị trả về.

Thứ bảy, về lao động, trong những nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh thương mại xuất khẩu thì nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao về ngành này còn thấp so với yêu cầu. Hơn nữa, lao động có trình độ chuyên môn về hai ngành này lại phần lớn ở độ tuổi xấp xỉ 50 tuổi. Công nhân viên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ này chiếm tỷ lệ lớn nhưng trình độ chưa cao, chỉ có khoảng 50% đáp ứng được yêu cầu công việc. Dù có lợi thế về nguồn lao động và chi phí thấp nhưng năng suất lao động của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Có rất nhiều nguyên nhân khiến công ty gây ra sự hạn chế cho công ty. Điều này không thể tránh khỏi vì kể cả những tập đoàn lớn có chỗ đứng trên thị trường vẫn gặp phải khá nhiều khó khăn trong trên quãng đường phát triển của mình. Trong suốt thời gian thực tập tại công ty, tác giả cũng đã tìm ra được một số nguyên nhân cơ bản giải thích cho những vướng mắc mà công ty đang gặp phải. Cụ thể:

+ Công ty ATSK VINA mới thành lập được vỏn vẹn gần 4 năm, mọi họat động đều phụ thuộc rất nhiều vào các đơn hàng từ đối tác chính bên Hàn Quốc, là một công ty non trẻ lại có vốn đầu tư 100% FDI, do đó để tự quyết phát triển sẽ rất khó khăn. Hiện nay, do công ty quá phụ thuộc vào công ty đối tác chính, nên ATSK CO., LTD chỉ định như thế nào thì xuất khẩu sản phẩm theo kế hoạch đó, không đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, hình thành nên nguồn khách hàng mới. Đồng thời, công ty còn non trẻ, chưa đạt dược sự tin tưởng cao với các khách hàng mới, chưa thể cọ xát xâm nhập được vào các thị trường mới nên chưa thể nhận được các đơn hàng xuất khẩu lớn, có giá trị cao đi các thị trường khác mà chỉ chủ yếu xoay quanh việc xuất hàng cho ATSK CO., LTD sau khi đã sản xuất và gia công sản phẩm. Do đó muốn có thể “tự lực cánh sinh”, khẳng định sức cạnh tranh của mình, công ty ATSK Vina phải dành 1 khoảng thời gian rất dài để tự chứng minh được rằng mình đủ sức để tự vươn lên phát triển song song với việc sản xuất phục vụ dịch vụ cho đối tác chính.

+ Cũng vì quá phụ thuộc vào công ty ATSK CO.,LTD nên hiện nay công ty vẫn chỉ chủ yếu sản xuất các sản phẩm mà công ty đối tác chỉ định, chưa chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu ra các sản phẩm mới để tiếp cận tới các khách hàng mới. Phát triển sản phẩm mới là một công việc yêu cầu rất nhiều chất xám, do đó rất khó để ban giám đốc có thể tìm kiếm được các ứng viên phù hợp cho vị trí này. Công ty cũng chưa có riêng cho mình một phòng ban riêng chuyên về nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm.

+ Chất lượng nhân công còn thấp. Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các ngành công nghiệp hiện đại vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Hiện nay ở nước ta chỉ có 1 số ít những thương hiệu ô tô có tiếng nhưng chưa thực sự nổi bật, dây chuyền sản xuất vẫn phải mua từ bên nước ngoài. Do đó để có một đội ngũ nhân công tay nghề cao có đào tạo là rất khó. Hiện nay công ty đang mắc phải việc thiếu nhân công, phải nhận cả những nhân công chỉ mới tốt nghiệp THPT. Phải mất một khoảng thời gian để đào tạo họ và do đó rất khó để giao cho họ làm những khâu khó và quan trọng nhất trong dây chuyền. Đây chính là một trong những khó khăn mà công ty gặp phải và cũng là lý do khiến công ty đối

tác chưa thực sự muốn đặt nhiều đơn hàng với đa dạng mẫu mã cho công ty tiến hành sản xuất.

Ngoài ra, công ty còn có quy mô nhỏ, thiếu khá nhiều vốn trong khi giá thuê nhân sự lành nghề, có kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô lại khá cao. Tại Việt Nam lĩnh vực này tuy đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn chưa phát triển, do đó số lượng lao động còn thấp và khá khó tuyển dụng. Nếu có nhân lực tốt thì đều có các doanh nghiệp lớn, có thị phần lớn tại Việt Nam thu hút, khiến xảy ra tình trạng khan hiếm nhân công. Hơn nữa, do còn mới nên công ty chưa xây dựng được môi trường làm việc thoải mái, không quá căng thẳng. Phúc lợi chưa thực sự cao nên cũn khá khó trong việc níu chân nhữn người có kinh nghiệm. Xây dựng được một đội ngũ lao động thực sự chất lượng và không xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động là một bài toán khó mà ban giám đốc cần phải cân nhắc kĩ lưỡng.

+ Về phía người lao động trong công ty chưa chịu học hỏi, có tư tưởng ỷ lại, chờ đợi lãnh đạo phân công công việc nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên còn hạn chế. Còn với trang thiết bị máy móc lỗi thời thì để có thể cải tiến hoặc thay thế mới hoàn toàn là một trong những vấn đề vô cùng nan giải của công ty vì sẽ mất chi phí đầu tư rất lớn.

Nguyên nhân khách quan

+ Cơ chế, chính sách và văn bản pháp lý về xuất nhập khẩu ở nước ta còn nhiều bất cập. Ở một số quy trình vẫn còn rườm rà nhiều bước. Đặc biệt khi làm việc với hải quan, công ty gặp rất nhiều khó khăn để đáp ứng được các thủ tục quy trình mà bên hải quan đưa ra, nhiều trường hợp đơn hàng bị chậm chễ xuất khẩu do vướng mắc với hải quan chưa xử lý được.

+ Các thủ tục hoàn thiện các quy trình xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta còn lẻ tẻ, quy định trong nhiều điều luật, nhiều nghị định nên khiến cho các doanh nghiệp có có thể nắm bắt rõ quy định nếu không có chuyên môn thực sự cao.

+ Ngoài ra với tình hình hiện nay, dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Ngày một có nhiều những biển thể virus mới nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Hiện nay thế giới vẫn chưa thể hoàn toàn trở về trạng thái bình thường mới kể cả đã có vắc – xin. Sẽ quá mạo hiểm để đầu tư những cái mới, bởi nếu chấp nhận đầu tư là sẽ phải chấp nhận rủi ro phá sản rất lớn. Chính dịch bệnh phát sinh đã khiến cho các nhà đầu tư trở nên dè dặt cẩn trọng hơn rất nhiều trong từng bước đi của mình.

Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BỘ DÂY ĐIỆN TÔ TÔ SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH ATSK VINA

Một phần của tài liệu Xuất khẩu bộ dây điện ô tô sang thị trường hàn quốc của công ty TNHH ATSK vina (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w