Môi trường pháp luật

Một phần của tài liệu Xuất khẩu bộ dây điện ô tô sang thị trường hàn quốc của công ty TNHH ATSK vina (Trang 68)

Những năm gần đây, linh kiện phụ tùng ô tô liên tục vào nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn tại Việt Nam. Nếu năm 2017, xuất khẩu phụ tùng ô tô chỉ đạt 2,99 tỷ USD thì đến năm 2019, con số này đạt kỉ lục 5,64 tỷ USD. Năm 2020, bất chấp dịch Covid, xuất khẩu phụ tùng của Việt Nam vẫn đạt 5 tỷ USD. Sở dĩ có sự xuất siêu như vậy đều nhờ cả vào các chính sách pháp luật tiên tiến, hiện đại song song với thời cuộc mà chính phủ đã ban hàng, giúp đỡ các doanh nghiệp “dễ thở” hơn trong quá trình sản xuất, xuất khẩu những ngành hàng mới đem lại giá trị cao.

Với Hàn Quốc, Việt Nam luôn có mối quan hệ thân thiết gắn bó lâu dài. Ngày 20/12/2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA chính thức có hiệu lực. Kể tử đó, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hai bên mở cửa thị trường hàng hóa, nới lỏng hơn về thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện phát triển xuất nhập khẩu. Việt Nam cam kết trong VKFTA tự do hóa 3,200 dòng thuế, bổ sung thêm 201 mặt hàng tự do hóa theo lộ trình VKFTA, trong đó có linh kiện phụ tùng ô tô, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu, dòng thuế quan được cắt giảm theo lộ trình từ 3 đến 15 năm dựa trên nguyên tắc các mặt hàng trong nước co nhu cầu nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu chủ lực và được ưu đãi mức 0% giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển quy mô sản xuất. Việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc nhập khẩu nguyên vật liệt với chi phí thấp hơn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả nhập khẩu phục vụ các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực, qua đó gia tăng tính cạnh tranh khi xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu bộ dây điện ô tô sang thị trường hàn quốc của công ty TNHH ATSK vina (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w