khách hàng
Khách hàng chính của công ty chủ yếu đến từ các nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hàn Quốc và Nhật Bản như Hyundai, KIA, Toyota,… nên họ có những yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, không những về chất liệu, kiểu dáng, mẫu mã mà còn về độ an toàn sử dụng và yếu tố bảo vệ môi trường. Vì thế, công ty luôn cần đảm bảo chất lượng hàng hóa khi xuất vào thị trường này. Các biện pháp cụ thể nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm hàng linh kiện điện tử - bộ dây điện ô tô bao gồm:
3.3.5.1. Đầu tư vào các máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất
Nhanh chóng cải tiến công nghệ kĩ thuật, đổi mới quy trình, đẩy mạnh áp dụng những thành tự của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới mục tiêu biến nhà máy sản xuất thông thường thành nhà máy sản xuất thông minh, đạt được các chứng chỉ về quản lý chất lượng mà Hàn Quốc yêu cầu áp cho bộ dây điện ô tô như:
−JB 8734 RVVPRVV: Tiêu chuẩn bộ máy móc quốc gia
− GB/T 2951: Phương pháp thử nghiệm chung dơi với vật liệu cách điện và vỏ bọc của cáp
−JB/T8139QVR, QVR-105, QVVR
− OC/T730-2005: Dây điện hạ thế cách điện thành mỏng dùng cho phương tiện giao thông đường bộ.
− KSC 3311: Dây điện áp thấp co ô tô loại AV tiêu chuẩn doanh nghiệp Hyundai Hàn Quốc
−ES 91110-00: Dây điện áp thấp cách điện PVC siêu mỏng cho loại AVSS ô tô
3.3.5.2. Nâng cao khả năng sản xuất và gia công thêm nhiều mẫu mã mới
Sản phẩm bộ dây điện ô tô tuy không được thể hiện ra bên ngoài nhưng tính “mốt” của nó khá cao, bởi bộ dây điện ô tô là mạch máu của mỗi chiếc xe. Mỗi khi
các hãng ra một loại xe mới sẽ đi theo những sự thay đổi nhất định, “cơ thể” thay đổi thì “mạch máu” ít nhiều cũng sẽ có sự thay đổi như về chất liệu (lựa chọn sản phẩm có tính cách điện cao hơn, giá thành rẻ hơn hay đắt hơn,…), về đầu nối (sử dụng nhiều đầu nối tròn hay đầu vuông, sử dụng vỏ cao su hay vỏ nhựa cứng,…), về lõi bên trong (dùng loại nhẹ hơn hay loại dẫn điện tốt hơn),… Chính vì vậy, ngoài việc tích cực tuyển dụng những người có năng lực, chuyên môn cao thì công ty cũng cần khuyến khích đội ngũ kĩ thuật nhanh chóng nắm bắt được các công thức lắp ráp, sản xuất những sản phẩm mới để gia tăng các sản phẩm mà nhà máy có thể sản xuất được, xuất sang Hàn Quốc.
3.3.5.3. Tổ chức hệ thống đảm bảo nguyên phụ liệu cho sản xuất
Doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác tạo nguồn bởi nó quyết định đến tiến độ của quá trình sản xuất, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt yêu cầu này phải chủ động khâu nguyên liệu đầu vào. Hiện nay hầu hết các nguyên phụ liệu dùng để sản xuất công ty đều phải nhập từ Hàn Quốc về, do đó tốn kém rất nhiều về giá cả chênh lệch, tỷ giá quy đổi và chi phí logistics. Nếu có thể tìm kiếm được các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu dùng cho các sản phẩm linh điện điện tử trong nước có uy tín trên thị trường sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận đồng thời giúp ích cho nền kinh tế Việt Nam.
3.3.5.4. Đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như thời gian giao hàng
Để làm tốt được điều này, trước hết công ty nên tìm các đối tác logistics chuyên nghiệp, chuyên xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc, bởi khi đó họ đã nắm bắt rõ các quy định về pháp luật liên quan đến xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc sẽ giúp hàng nhanh chóng được vận chuyển đúng thời hạn, không bị phát sinh chi phí tồn kho tại cảng khi hàng không thể thông quan đầu nhập được. Hiện nay công ty đang liên kết với hai đơn vị logistics tại Hà Nội là Công ty TNHH KJTT Vina và Công ty TNHH KJTT Việt Nam. Chủ yếu ATSK VINA sử dụng dịch vụ vận tải của công ty TNHH KJTT Việt Nam.
Để có thể đảm bảo thời gian, công ty cần hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất và điều hành sản xuất, cho phép sử dụng hiệu quả nguồn nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và sức lao động trong công ty, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.