Một số nguyên tắc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cụ thể của

Một phần của tài liệu Xuất khẩu bộ dây điện ô tô sang thị trường hàn quốc của công ty TNHH ATSK vina (Trang 40 - 43)

nào tập trung hướng tới các sản phẩm xa xỉ sẽ có những yêu cầu rất khắt khe từ các phụ tùng nhỏ lẻ cho đến các bộ phận lớn hình thành nên sản phẩm hoàn chỉnh. Đánh giá chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, nhìn nhận cơ cấu thị trường của doanh nghiệp đó, ta có thể đánh giá sơ bộ sản phẩm của họ. Càng thị trường khó tính thì chất lượng sản phẩm càng cao. Nhà nhập khẩu sẽ cực yên tâm với chất lượng mà nhà xuất khẩu mang lại.

1.3.1.5. Danh tiếng của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường xuất khẩu

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay của các doanh nghiệp là thương hiệu. Đây là yêu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng, nó thể hiện vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Một sản phẩm có thương hiệu được khẳng định trên thị trường quốc tế chắc chắn sẽ tìm được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Đối với một doanh nghiệp xuất khẩu, muốn thúc đẩy xuất khẩu tức là gia tăng thêm số lượng hàng hóa bán ra thị trường nước ngoài, thì việc tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc, có được lòng tin của khách hàng tại thị trường đó là yếu tố cực kì quan trọng. Bởi khách hàng phải tin tưởng mình thì mới có mong muốn làm ăn lâu dài. Thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở của lòng tin người tiêu dùng và chất lượng của sản phẩm, sự đảm bảo thực hiện được các cam kết mà doanh nghiệp đã đề ra. Đây chính là vũ khí vô hình giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường kinh tế thế giới đầy phức tạp và nhiều thách thức.

1.3.2. Một số nguyên tắc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cụ thể của doanhnghiệp nghiệp

Thúc đẩy xuất khẩu phải dựa trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Xuất khẩu vẫn là động lực chính giúp tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam, là gia tăng tổng thu nhập quốc dân. Vì vậy, chúng ta cần phải kiên trì định hướng công nghiệp hướng vào xuất khẩu. Việt Nam hiện nay vẫn đang xây dựng rất tốt thị trường mở cửa, thu hút nguồn vốn FDI trải khắp ba miền trên cả nước. Thị trường

trong nước vẫn rất non trẻ, để vươn xa được tầm thế giới cần phải có rất nhiều sự nỗ lực hon nữa. Do đó thu hút nguồn vốn FDI, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam là đòn bẩy để giúp các doanh nghiệp trong nước được va chạm, được xô xát để trưởng thành hơn. Các doanh nghiệp FDI mang đến nguồn sóng mới cho nền kinh tế nước nhà, phát triển thêm các lĩnh vực kinh doanh khác.

Thúc đẩy xuất khẩu cần gắn với mục tiêu tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được thế mạnh của mình, trong so sánh tương đối với những chủ thể khác, chuyên môn hóa sản xuất ở mức độ sâu, làm tăng giá tri gia tăng, tăng lợi nhuận, thúc đẩy xuất khẩu gắn với mục tiêu tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu tạo ra rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển, xâm nhập sâu vào các thị trường tiềm năng khác nhau, nâng cao lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Về bản chất, hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Như đã đề cập ở trên, việc một doanh nghiệp, một ngành hay một nước mà gọi chung là chủ thể khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tận dụng được những điểm mạnh của mình. Trên cơ sở tận dụng những điểm mạnh đó, chủ thể tham gia chuỗi giá trị có thể tập trung vào làm giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ, tối đa hóa doanh thu và kết quả cuối cùng là một mức lợi nhuận cao hơn.

Thúc đẩy xuất khẩu phải trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên

nhân

Chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ rằng bảo tồn và phát triển tài nguyên là cơ sở của sự phát triển bền vững. Đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nước được thiên nhiên ưu đãi rừng vàng biển bạc thì việc khai thác hợp lý, đúng mục đích, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẽ tạo rất nhiều thuận lợi để tích lũy cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Thúc đẩy xuất khẩu phải hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường, đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu, áp dụng các quy trình và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường

Xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế ngày càng phổ biến để giải quyết các vấn đề toàn cầu và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường phải được nhìn nhận như một biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa và cải thiện môi trường trong nước. Bên cạnh đó, phát triển xuất khẩu bền vững phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền.

Thúc đẩy xuất khẩu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội hóa như xóa đói giảm nghèo bằng việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân

Các khu công nghiệp, các nhà máy len lỏi đến từng miền quê giúp cho những người dân nghèo không phải một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, tạo một nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Quá trình thúc đẩy xuất khẩu phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện đại ngày nay, phải vừa duy trì và phát triển cuộc sống của hiện tại vừa phải xây dựng cho một cuộc sống trong tương lai.

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU BỘ DÂY ĐIỆN Ô TÔ VÀO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH ATSK VINA

Một phần của tài liệu Xuất khẩu bộ dây điện ô tô sang thị trường hàn quốc của công ty TNHH ATSK vina (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w