Hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu ủy thác máy móc thiết bị của công ty TNHH vận tải an pha hà nội (Trang 82 - 85)

Hiện nay có một thực tế là nhiều doanh nghiệp do thiếu vốn nên đã bị hạn chế trong kinh doanh, trong khi đó ở các ngân hàng lại xảy ra tình trạng ứ đọng vốn do các doanh nghiệp khó có thể đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe về tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn... nên rất khó tiếp cận được với nguồn vốn này. Trong thời gian tới, nhà nước cần đưa ra các biện pháp khuyến khích các ngân hàng cho các công ty vay vốn để thực hiện hoạt động nhập khẩu. Nhà nước cũng nên bỏ quy định khống chế hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng thương mại nhằm khuyến khích nhập khẩu. Về phía ngân hàng, nhà nước cần phải xem xét lại các quy định về tài sản thế chấp để nó giữ đúng vai trò là điều kiện đảm bảo an toàn vốn cho vay chứ không phải là vật căn cứ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Đồng thời nhà nước cần có hướng chỉ đạo các ngân hàng có thể đứng ra bảo lãnh để các doanh nghiệp có thể vay được khoản tiền lớn từ các tổ chức tín dụng quốc tế với lãi suất ưu đãi hay là từ các hãng sản xuất ở nước ngoài dưới dạng L/C trả chậm.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin về thị trường hàng hóa thế giới cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu. Vì

vậy tổ chức tốt khâu cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp là hết sức cần thiết và là vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Hiện nay ở nước ta thông tin về thị trường vẫn còn rất thiếu và chậm, mức độ chính xác không cao nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, nhà nước cũng như các bộ, các ngành có liên quan cần chú trọng tới công tác nghiên cứu, khảo sát, dự báo thị trường thế giới. Đồng thời tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp có cơ hội thăm dò tìm kiếm thị trường.

- Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thực hiện chính sách một cửa một dấu, bổ sung những người có năng lực, chuyên môn cho công việc nhập khẩu. Các cơ quan chức năng cần phải kết hợp chặt chẽ trong việc kinh doanh nhập khẩu, nhằm đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu. Cơ quan hải quan nên có những người am hiểu chuyên môn về máy móc, thiết bị để bớt đi các thủ tục gây mất thời gian không cần thiết.

- Nhà nước cần kiên trì thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại, gắn nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Để có thể hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và học hỏi tiếp thu được khoa học, công nghệ hiện đại.

- Nhà nước phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Các quy định, nghị định, thông tư ban hành phải được thằng nhất từ trên xuống dưới.

KẾT LUẬN

Đối với nền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới quá trình hội nhập với khu vực và toàn cầu không thể thiếu hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Mỗi quốc gia luôn muốn khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế thì càng phải đẩy mạnh nhập khẩu để gia tăng nguồn lực quốc gia, tăng khả năng tiêu dùng và tạo động lực phát triển sản xuất trong nước. Nhập khẩu đóng vai trò quan trọng như vậy nên mỗi nước cần phải phát hơn nữa để thúc đẩy hơn nữa để phát triển nền kinh tế quốc gia mình.

Công ty đã thực hiện khá tốt những giai đoạn của quá trình nhập khẩu máy móc thiết bị. Những mặt hàng mà công ty nhập khẩu là những sản phẩm được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp cũng như trong việc phát triển sản xuất nên có tiềm năng rất lớn. Công ty đang ngày càng lớn mạnh và mong muốn trong thời gian tới sẽ phát triển thêm những loại hình kinh doanh mới khác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên thị trường và đi lên trở thành Công ty Vận tải, xuất nhập khẩu máy móc thiết bị hàng đầu khu vực miền bắc.

Trong quá trình làm bài khóa luận, em đã cố gắng khai thác những vấn đề xoay quanh vấn đề nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty TNHH Vận tải An Pha Hà Nội. Do kỹ năng lý luận và thực tiễn còn có hạn nên bài khóa luận sẽ không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của cô giáo Đào Hồng Quyên cùng các anh chị trong công ty tại Công ty TNHH Vận tải An pha Hà Nội đã giúp đỡ em có thể hoàn thành bài khóa luận này.

Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt

1. Đinh Xuân Trình và Đặng Thị Nhàn (2018), Giáo trình Thanh

toán Quốc tế, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

2. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, Nhà xuất bản Tài chính.

3. Nguyễn Như Tiến (2018), Giáo trình Vận tải & Giao nhận trong

Ngoại thương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

4. Tạ Lợi và Nguyễn Thị Hương (2018), Giáo trình kinh doanh quốc

tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

5. Trần Hòe (2012), Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

Các trang Web

6.Trang thông tin của công ty TNHH vận tải An Pha https://alt.vn/

7.( Đỗ Đức Nhượng, Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, Vietnambiz ).

https://vietnambiz.vn/co-che-quan-li-xuat-nhap-khau-import-and-export- management-mechanism-la-gi-20190924230243777.htm

Các tài liệu của Công ty TNHH vận tải An Pha Hà Nội

8. Một số thông tin, số liệu được lấy từ Phòng kế toán:

Công ty TNHH vận tải An Pha Hà Nội, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2020

Công ty TNHH vận tải An Pha Hà Nội, Bảng giá trị nhập khẩu máy móc

thiết bị năm 2020

9. Một số thông tin, số liệu được lấy từ phòng Marketing:

Công Ty Cổ Phần Vinalines Logistics Việt Nam, kết quả kinh doanh giai

đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu ủy thác máy móc thiết bị của công ty TNHH vận tải an pha hà nội (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w