Các phương pháp phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hoàng kim (Trang 25)

5. Kết cấu khóa luận

1.2. Các phương pháp phân tích tài chính

1.2.1. Phương pháp so sánh:

Phương pháp này sử dụng rộng rãi để xác định hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trong phương pháp này trước hết cần phải xác định mục tiêu so sánh, gốc so sánh và điều kiện so sánh.

Gốc so sánh: Tuỳ theo mục đích của việc so sánh mà ta chọn gốc khác nhau:

+Nếu nghiên cứu nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu thì gốc là trị số của chỉ tiêu (đã thực hiện) của kỳ trước.

+Nếu đánh giá sự biến động so với mục tiêu dự kiến thì gốc là trị số của chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch.

+Nếu nghiên cứu khả năng đáp ứng với nhu cầu của thị trường thì gốc là mức của hợp đồng đã ký. Ngoài ra còn có thể so sánh theo không gian (giữa các đơn vị trực thuộc) khi đó gốc là trị số của các chỉ tiêu của một đơn vị điển hình nào đó trong từng lĩnh vực.

*Điều kiện so sánh: Khi so sánh đặc biệt là so sánh theo thời gian cần phải chú ý

các điều kiện sau:

• Nội dung kinh tế của các chỉ tiêu so sánh phải giống nhau.

• Phương pháp tính các chỉ tiêu cần so sánh phải giống nhau.

• Đơn vị tính của các chỉ tiêu phải giống nhau.

• Phạm vi tính toán của các chỉ tiêu phải giống nhau.

• Độ dài thời gian tính các chỉ tiêu phải giống nhau.

*Mục tiêu so sánh.

Mục tiêu so sánh trong phân tích hoạt động kinh tế là xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.

+ Số chênh lệch tuyệt đối

∆a = a1 – a0

∆’a Trong đó:

a0, a1: Là trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc và trị số của chỉ tiêu ở kỳ phân tích

- Phương pháp so sánh sử dụng kỹ thuật so sánh theo chiều dọc và so sánh theo chiều ngang

Quá trình so sánh, xác định các tỷ lệ, quan hệ tương quan giữa các dữ kiện trên Báo cáo tài chính của kỳ hiện hành được gọi là quá trình phân tích theo chiều dọc.

Quá trình so sánh xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện trên Báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau được gọi là quá trình phân tích theo chiều ngang. Tuy nhiên, phân tích theo chiều ngang cần chú ý là trong điều kiện xảy ra lạm phát, kết quả tính được chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnh hưởng của biến động về giá.

1.2.2. Phương pháp liên hệ cân đối.

Mọi quá trình sản xuất kinh doanh đều có quan hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận, phương pháp này lượng hoá được các mối liên hệ, xác định trình độ chặt chẽ giữa các nguyên nhân và kết quả, tìm được nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển, biến động của chỉ tiêu.

Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp dùng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ tổng số đối với chỉ tiêu phân tích.

Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng của các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sự cân bằng về lượng dẫn tới cả sự cân bằng về mức độ biến động của các nhân tố.

Ví dụ:

Tổng thu = Tổng chi

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tồn đầu kì + Nhập trong kì = Sử dụng trong kì + Tồn cuối kì

(Theo TS.Nguyễn Quỳnh Sang(2018), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản đại

1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán .

1.3.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020.

Tổng tài sản của công ty:

• Về mặt kinh tế cho phép đánh giá tổng quát về quy mô vốn và cơ cấu vốn, quan hệ về năng lực sản xuất và trình độ sử dụng tài sản.

• Về mặt pháp lý thì thể hiện số tiềm lực mà công ty có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai.

Tổng tài sản của công ty gồm hai phần cấu thành:

Phần tài sản ngắn hạn: Khả năng chuyển hóa thành tiền và đáo hạn của

phần tài sản này với thời gian ngắn.

Phần tài sản dài hạn: Khả năng chuyển hóa thành tiền của phần tài sản với

thời gian dài hơn.

Ý nghĩa của sự biến động:

Giúp các nhà phân tích có thể đánh giá một cách tổng quát về quy mô và kết cấu tài sản của công ty tại từng thời kỳ (cuối năm, cuối tháng hoặc cuối quý) và khả năng thanh toán, vì các khoản mà công ty có thể dùng để trả nợ chính bằng tổng tài sản hiện có của công ty.

Mục đích việc phân tích sự biến động của tổng tài sản:

Xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản của công ty. Từ đó đánh giá về mức độ hợp lý hay không hợp lý của từng loại tài sản có phù hợp với việc kinh doanh của công ty và đưa ra kết luận.

1.3.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty giai đoan 2018-2020 Ngoài việc xem xét tình hình biến động và phân bổ tài sản, chủ công ty, kế toán trưởng và các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của công ty cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà công ty phải đương đầu. Điều đó được phản ánh thể hiện qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty.

Trước tiên ta cần tìm hiểu định nghĩa cơ cấu nguồn vốn là gì? Vì sao cơ cấu nguồn vốn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty?

Là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỉ lệ nào đó của mỗi nguồn để tài trợ cho tổng tài sản của nó.

Đặc trưng cơ bản của cơ cấu vốn doanh nghiệp:

+Được cấu thành bởi vốn dài hạn, ổn định, thường xuyên trong doanh nghiệp. Đây là số vốn chủ yếu được dùng để tài trợ cho các quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.Việc lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp.

+Những đặc trưng cơ bản trên đã chỉ ra cơ cấu nguồn vốn thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Bởi vì nguồn tài chính mà công ty có thể tự chủ cần phải ổn định, thường xuyên có và trong thời gian dài, được các nhà đầu tư đem tài trợ hoặc đầu tư cho các quyết định sinh lợi trong thời gian dài. Từ đó, các nguồn đầu tư ấy sẽ chắc chắn sinh lợi trong tương lai, tạo ra nguồn doanh thu ổn định và thường xuyên cho công ty trong từng kỳ.

+Có rất nhiều yếu tố tác động đến cơ cấu vốn, do đó, không có 1 cơ cấu vốn tối ưu cho mọi doanh nghiệp, trong mọi chu kỳ sản suất kinh doanh. Nói cách khác, khi nghiên cứu cơ cấu vốn của 1 doanh nghiệp phải nghiên cứu trong trạng thái động chứ không thể nghiên cứu trong trạng thái tĩnh.

Mục đích của việc phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn:

• Nhằm đánh giá được khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty.

• Đánh giá nguyên nhân làm tăng giảm nguồn vốn.

• Đánh giá được sự hợp lý của cơ cấu nguồn vốn .

1.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh.

Theo TS.Nguyễn Quỳnh Sang(2018), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản đại học giao thông vận tải , ta phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho doanh nghiệp:

Muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có vốn để kinh doanh, gồm: Tài sản cố định và Tài sản lưu động.

Việc đảm bảo đầy đủ về vốn là một nhu cầu cốt yếu để cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và hình thành nguồn vốn.

• Trước hết từ nguồn vốn chủ sở hữu, nó chính là số vốn góp ban đầu của các thành viên thành lập doanh nghiệp ban đầu và được bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc được bổ sung do các thành viên tham gia tăng thêm.

• Sau nữa được hình thành từ các nguồn vốn vay và nợ hợp pháp như vay nợ ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

• Cuối cùng là được hình thành từ các nguồn bất hợp pháp như nợ quá hạn, vay quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán.

Mục đích của việc phân tích:

Là đi xem xét khả năng và mức độ đảm bảo vốn kinh doanh cho hai trường hợp là chỉ bằng nguồn vốn chủ sở hữu và đảm bảo vốn kinh doanh bằng cả nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay.

❖ Ta sẽ đi lần lượt từng trường hợp cụ thể:

+Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu. +Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu cộng với nguồn vốn vay (ngắn hạn, dài hạn).

1.3.2.1. Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Xem xét mối quan hệ: (Tài sản ngắn hạn – Các khoản phải thu ngắn hạn + Tài Xem xét mối quan hệ: (Tài sản ngắn hạn – Các khoản phải thu ngắn hạn + Tài sản dài hạn – Các khoản phải thu dài hạn) và (DNV) ở giai đoạn 2018-2020. Nguồn vốn chủ sở hữu

Trong đó: A: Tài sản ngắn hạn

TNH: Các khoản phải thu ngắn hạn B: Tài sản dài hạn

TDH: Các khoản phải thu dài hạn DNV: Nguồn vốn chủ sở hữu CNV: Nợ phải trả. TH1: Nếu (A – TNH + B – TDH) TS = DNV Ta có: (A – TNH + B – TDH) TS = DNV (1) (A + B)TS = (C + D)NV (2) Từ (1) và (2) => (TNH + TDH) = CNV

Phải thu ngắn hạn + Phải thu dài hạn = Nợ phải trả.

Kết luận: Bằng nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trải cho

các tài sản cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là trường hợp có tính chất lý thuyết và rất ít khi xảy ra trong thực tế.

TH2: Nếu (A – TNH + B – TDH) TS > DNV

Ta có: (A – TNH + B – TDH) TS > DNV (1) (A + B) TS = (C + D)NV (2)

Từ (1) và (2) => (TNH + TDH) < CNV

Phải thu ngắn hạn + Phải thu dài hạn < Nợ phải trả.

Kết luận: Bằng nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp không đủ khả năng trang trải

cho các tài sản cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy doanh nghiệp phải đi chiếm dụng thêm. Khi đó phần vốn bị chiếm dụng < phần vốn đi chiếm dụng.

TH3: (A – TNH + B – TDH) TS < DNV

Ta có: (A – TNH + B – TDH) TS < DNV (1) (A + B)TS = (C + D)NV (2)

Từ (1) và (2) => (TNH + TDH) > CNV

Phải thu ngắn hạn + Phải thu dài hạn > Nợ phải trả.

Kết luận: Bằng nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp thừa khả năng trang trải cho

các tài sản cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phần vốn bị chiếm dụng > Phần vốn đi chiếm dụng.

1.3.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữucộng với nguồn vốn vay (ngắn hạn, dài hạn). cộng với nguồn vốn vay (ngắn hạn, dài hạn).

Xem xét mối quan hệ: (A – TNH + B – TDH) TS và DNV + VNH + VDH

Trong đó: DNV: Nguồn vốn chủ sở hữu VNH: Vốn vay ngắn hạn

VDH: Vốn vay dài hạn

Kết luận: Bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay, doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trải cho các tài sản cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là trường hợp có tính chất lý thuyết và rất ít khi xảy ra trong thực tế.

TH2: Nếu (A – TNH + B – TDH) TS > DNV + VNH + VDH

Kết luận: Bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay, doanh nghiệp không đủ khả năng trang trải cho các tài sản cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy doanh nghiệp phải đi chiếm dụng thêm.

TH3: Nếu (A – TNH + B – TDH) TS < DNV + VNH + VDH

Kết luận: Bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay, doanh nghiệp thừa khả năng trang trải cho các tài sản cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.3.3. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ giúp cho ta thấy được công ty hoạt động có lãi hay không:

+ Nếu công ty kinh doanh có lãi thì sẽ có khả năng huy động được vốn trên thị trường khi cần, từ đó dẫn tới năng lực tài chính của công ty tốt hơn.

+Nếu công ty hoạt động không có lãi thì gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất từ đó làm giảm năng lực tài chính của mình.

1.3.4. Phân tích chỉ tiêu tài chính.1.3.4.1. Phân tích khả năng thanh toán. 1.3.4.1. Phân tích khả năng thanh toán.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource).

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động. Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được các mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh. Như vậy, phân tích khả năng thanh toán đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với nội bộ doanh nghiệp mà còn cực kỳ quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư.

Trong kinh doanh vấn đề làm cho các nhà kinh doanh lo ngại là các khoản nợ nần dây dưa, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Vì vậy, doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Hiện này luật doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tương tự như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán chúng.

Mục đích của việc phân tích khả năng thanh toán:

Là nhằm đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thông qua các hệ số khả năng thanh toán.

* Hệ số khả năng thanh toán chung.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có thể đảm bảo trả nợ các khoản nợ phải trả không? Nói cách khác, một đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được đảm bảo bởi mấy đồng tài sản.

Khi trị số chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán chung bằng 1, doanh nghiệp vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán chung; nếu trị số của chi tiêu này lớn hơn 1; doanh nghiệp có khả năng thanh toán chung; nếu trị số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả

Công thức tính:

ệ ố ℎả ă ℎ ℎ á ℎ = ổ à ả

ổ ợ ℎả ả

Mức độ đánh giá:

+ TH 1: KTQ = 1 – 1,5 => Tình hình tài chính của doanh nghiệp là khó khăn.

+ TH 2: KTQ = 1,5 – 2 =>Tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường.

+ TH 3: KTQ > 2 => Tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt.

* Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hoàng kim (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w