Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Kim

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hoàng kim (Trang 43)

5. Kết cấu khóa luận

2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Kim

2.1.1. Thông tin tổng quan.

- Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Kim

- Tên giao dịch: Hoang Kim investment and contruction joint stock company

- Tên viết tắt: HOANG KIM IC., JSC

- Trụ sở chính: Số nhà 12, ngõ 83, đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng giao dịch: Số 08, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Loại hình công ty: công ty cổ phần.

- Mã số thuế: 0102208889.

- Mã số chứng khoán: chưa niêm yết.

- Ngành nghề kinh doanh chính: Xây dựng các loại.

- Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Trọng. 2.1.2. Vốn điều lệ. 99.000.000.000 đồng.

2.1.3. Tổng số lao động.

Tính đến ngày 01/03/2021, tổng số lao động của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Kim là 279 lao động. Trong đó , lao động quản lý là 59 người; lao động gián tiếp là 220 người.

2.1.4. Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoàng Kim tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hoàng Kim được thành lập ngày 06 tháng 04 năm 2007 với tổng số vốn điều lệ là 25.000.000.000 đồng, nay chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoàng Kim theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 12/07/2011 với tổng số vốn điều lệ là 99.000.000.000 đồng .

Đến nay, Hoàng Kim đã có 14 năm kinh nghiệm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng; xây dựng công trình công nghiệp; xây dựng công

trình giao thông, thủy lợi, công trình công ích, công trình kỹ thuật hạ tầng; Kinh doanh bất động sản; Phá dỡ; chuẩn bị mặt bằng; lắp đặt hệ thống điện, nước …

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của khách hàng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoàng Kim không ngừng sáng tạo, cải tiến, phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ để có thể khẳng định năng lực, vị thế của mình trên thị trường xây dựng Việt Nam. Phương châm mà công ty hướng tới là một đối tác tin cậy, uy tín của khách hàng bằng việc cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư.

2.1.5. Sứ mệnh ,tầm nhìn và giá trị cốt lõi.

Tầm nhìn sứ mệnh: Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Hoàng Kim hoạt động dựa trên triết lý kinh doanh "Làm bằng tâm" với tầm nhìn đứng top 2 trong ngành xây dựng. Công ty quyết tâm sẽ nhanh chóng trở thành đối tác tin cậy, nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam, mang lại giá trị “hài lòng” Chất lượng - Tốc Độ - An Toàn về lĩnh vực Xây dựng, khai thác và sản xuất Vật liệu xây dựng, kinh doanh Bất động sản....

Để khẳng định được điều đó, công ty luôn áp dụng phương pháp quản trị tiên tiến và công nghệ hiện đại để mang lại giá trị tốt nhất cho các khách hàng và đối tác.

Giá trị cốt lõi: Chất lượng - tốc độ- an toàn. 2.1.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Đại hội đồng cổ

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Ban tổng giám đốc

Phòng tài chính- ktoán

Ban chỉ huy các công trường xây dựng

BCH công trường 1 BCH công trường 2 BCH công trường 3 BCH công trường N

Biểu đồ 2.0. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí. Chức năng của từng bộ phận:

Đại hội cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu

quyết, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định tất cả các vấn đề: thông qua các báo cáo hàng năm; thông qua định hướng phát triển của công ty; số lượng thành viên của hội đồng quản trị, ban kiểm soát; sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty, sát nhập, chuyển đổi, tổ chuwsclaji và giải thể công ty…

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị Công ty gồm 1 Chủ tịch và 4 thành viên,

Hội đồng quản trị quyết định các vấn đề chiến lược phát triển Công ty. Hội đồng quản trị quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, sản xuất kinh doanh và ngân sach hang năm của công ty; xác định mục tiêu và kế hoạch hoạt động của công ty; quyết địh mức lương và lợi ích của cán bộ quản lí; đề xuất và thực hiện phương án phát

Ban kiểm soát: Gồm 1 trưởng ban và 4 thành viên, kiểm soát mọi hoạt động sản

xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.

Ban giám đốc: Ban giám đốc bao gồm tổng giám đốc do HĐQT quyết định bổ

nhiệm . Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Cơ cấu bao giám đốc hiện tại gồm tổng giám đốc, kế toán trưởng, trợ lí tổng giám đốc. Trong đó:

- Tổng giám đốc có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. Xây dựng quy chế trích lập và sử dụng quỹ từ lợi nhuận sau thuế, trình HĐQT phê duyệt các báo cáo về trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm của công ty; kiến nghị về số lượng và cơ cấu phòng ban của công ty; Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lí công ty…

- Kế toán trưởng và trợ lí giám đốc chịu sự phân công công tác của tổng giám đốc

, hoàn thành những công việc được tổng giám đốc giao phó và có trách nhệm hỗ trợ tổng giám đốc trong công tác quản lí công ty, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh( trong phạm vi công việc được ủy quyền).

Phòng hành chính- nhân sự: Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Ban giám đốc

về quản lí và điều hành nhân sự, tổ chức đại hội, hội nghị của đợn vị, quản lí hành chính, văn thư, quản lí định mức lạo động. Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xét tăng lương, thưởng, tuyển dụng lao động, xa thải, kỷ luật... theo đúng quy định của nhà nước và Quy chế của công ty. Ngoài ra, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách người lao động.

Phòng tài chính- kế toán: Có nhiệm vụ quản lí và giám sát mọi hoạt động về tài

chính của công ty, quản lí các khoản thu – chi, theo dõi nguồn vốn tại văng phòng công ty và tại các đơn vị trực thuộc công ty. Tham mưu cho Ban giám đốc về mặt tài chính cũng như phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của công ty.

Phòng kế hoạch-kĩ thuật: Thẩm định dự án đầu tư của các phòng ban và đơn vị trực thuộc trước khi trình Ban giám đốc thông qua; Xây dựng phương án huy động vốn; Sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của công ty để đầu tư ra ngoài, nhằm khai thác tối đa hiệu quả đồng vốn và góp phần tăng lợi nhuận cho công ty; Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc lực chọn dự án đầu tư có hiệu quả. Triển khai và thực hiện các dự

án được giao theo đúng tiến độ, đúng quy định về xây dựng cơ bản.

Phòng vật tư: Phòng vật tư là đơn vị thuộc bộ máy quản lí của công ty, có chức

năng cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường các chủng loại vật tư nguyên vật liệu cho phòng liên quan. Mua sắm, cung cấp vật tư nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, thi công các công trình. Chịu trách nhiệm trước HĐQT và Tổng giám đốc về mọi hoạt động của đơn vị.

Bộ phận kết cấu và kiến trúc: có chức năng tham mưu cho hội đồng quản trị

tổng giám đốc và khách hàng để đưa ra thiết kế xây dựng một cách hoàn thiện và chính xác nhất. Trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế, xây dựng và giám sát để có biệp pháp giải quyết kịp thời đối với những sai sót trong quá trình thi công.

Bộ phận đấu thầu: giám sát các cổng thông tin trực tuyến, các trang web và thị

trường nơi các thông báo tổ chức đấu thầu công khai được đăng. Họ phải phân tích tài liệu đấu thầu và quyết định mức độ hiệu quả về mặt kinh tế của công ty trong một cuộc đấu thầu cụ thể và, dựa trên điều này, đưa ra quyết định tham gia vào hay không. Họ kịp thời chuẩn bị các đơn xin tham gia và tất cả các tài liệu cần thiết, được quy định trong tài liệu đấu thầu là một ứng dụng bắt buộc.Ngoài ra, cần phải tham vấn với giám đốc chi tiết cụ thể và giá cả của các công trình được cung cấp và phần kỹ thuật của ứng dụng, thư tín kinh doanh với khách hàng, cung cấp kịp thời tất cả các thông tin cần thiết về điều kiện, bảo lãnh và chứng chỉ có sẵn.

Bộ phận hoàn thiện điện và nước: có chức năng thiết kế, hoàn thiện vấn đề

điện, nước các thiết bị sao cho hợp lí nhất với công trình. Theo dõi, hoàn thiện, giám sát kỹ thuật chất lượng về điện và nước thi công các công trình nhận thầu

Ban chỉ huy công trường: Ban chỉ huy công trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc, có trách nhiệm quản lí công nhân trong công trường, đảm bảo cuộc sống của họ. Ban chỉ huy bao gồm chỉ huy trưởng và các phó chỉ huy trưởng do Ban giám đốc quyết định bổ nhiệm và miễm nhiệm. Trực tiếp quản lí công tác thực hiện xây dựng các công trình. Đốc thúc tiến độ thi công phần công việc trong phạm vi quản lý. Họp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan công trình. Đưa ra tiến độ thi công hàng tháng. Cơ cấu Ban chỉ huy hiện tại gồm 1 chỉ huy trưởng, 2 phó chỉ huy trưởng, 1 kĩ thuật trưởng, các cán bộ kĩ thuật khác và bộp phận kế toán công trình.

Ban chỉ huy công trường 1,2...n: trực tiếp quản lí công tác thực hiện công trình

được giao 1, 2, …n. Sau đó có nhiệm vụ báo cáo tiến độ, các vấn đề có liên quan trực tiếp cho ban chỉ huy công trường chính.

Mặc dù cơ cấu tổ chức được chia thành các bộ phận như vậy nhưng giữa các phòng ban và đội thi công xây dựng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng triển khai công việc hỗ rợ nhau trong công việc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2.1.7. Các sản phẩm sản xuất kinh doanh và dịch vụ chủ yếu của công ty.

Hiện nay (tính đến năm 2021) công ty kinh doanh khá đa dạng các loại kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên ngành nghề sản xuất chính của công ty là xây dựng nhà các loại. Đây cũng ngành là tạo ra nguồn doanh thu chính cho công ty.

Ngoài ra, công ty cổ phần và xây dựng Hoàng kim còn hoạt động trong 1 số lĩnh vực: Cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện môi giới và tư vấn, định giá bất động sản; đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và cụm dân cư; cho thuê, mua bán máy, móc thiết bị trong xây dựng, thiết bị giao thông vận tải; tư vấn xây dựng; xây dựng các công trình giao thông: cầu, đường bê tông, đường nhựa; xây dựng các công trình công nghiệp: kho, xưởng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng…Xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng nhà ở, nhà làm việc, văn phòng trụ sở..Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp..Ngoài ra, công ty còn thực hiện vệ sinh nhà cửa và các công trình khác, phá dỡ, lắp đặt hệ thống điện, hoàn thiện công trình, buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.

Công ty đã thực hiện, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng và được khách hàng đánh giá cao trong việc thi công công trình an toàn, đúng tiến độ, chất lượng cao. Địa bàn xây dựng của công ty chủ yếu là khu vực miền Bắc và miền trung: Hà Nội,Hưng Yên,Vĩnh Phúc, Nghệ An… Một số công trình tiêu biểu mà công ty đã thực hiện: dự án An Bình city, Hateco Xuân phương, Toyota Hoài Đức, Garden city, CT7 Dương Nội, HH2 Dương Nội của tập đoàn Nam Cường, khách sạn Mường Thanh sông Lam, khách sạn Mường Thanh cửa Lò…

2.1.8. Thị trường đầu vào và đầu ra.2.1.8.1. Thị trường đầu vào. 2.1.8.1. Thị trường đầu vào.

Nguyên vật liệu của công ty bao gồm nhập mua từ các nhà cung cấp và thuê chủ yếu ở xung quanh khu vực công trình xây dựng.

Nguyên liệu, vật liệu chính: xi măng, gạch, sắt, thép, cát, sạn, đá… đều là cơ sở chủ yếu hình thành nên sản phẩm của đơn vị xây dựng, các hạng mục công trình.

Nguyên liệu, vật liệu phụ: gồm sơn, dầu, mỡ phục vụ cho máy móc trong quá trình thi công.

Nhiên liệu: xăng, dầu cung cấp cho các phương tiện, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình thi công.

Nhân công: lượng nhân công trong ngành xây dựng cao, dồi dào. Chi phí nhân công thấp hơn 1 số ngành khác.

2.1.8.2. Thị trường đầu ra.

Chủ yếu thực hiện các gói thầu của các chủ đầu tư các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi của Nhà nước... Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản nên quả trình hoàn thành các sản phẩm của công ty dài hay ngắn hạn tùy thuộc vào công trình, hạng mục công trình có quy mô nhỏ hay lớn khác nhau.Các sản phẩm chủ yếu là nhà ở,chung cư, khách sạn, khu công nghiệp, resort,…

Thị trường đầu ra của các nhóm ngành xây dựng rất khả quan bao gồm ba thị trường chính là dân dụng, công nghiệp, và cơ sở hạ tầng.

2.1.9. Khách hàng chính của công ty.Công ty chia khách hàng thành: Công ty chia khách hàng thành:

+ Khách hàng cá nhân: các hộ gia đình.

+ Khách hàng tổ chức: các nhà thầu, các chủ đầu tư, các doanh nghiệp.. 2.1.10. Đối thủ cạnh tranh chính.

Mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong cùng ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung - cầu sản phẩm của mỗi công ty, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ. Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của công ty. Các công ty cùng ngành trong và ngoài địa bàn Hà Nôi là các công ty xây dựng có nhiều năm hoạt động, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, quy mô lớn. Hiện tại, đối

thủ lớn nhất của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng kim là các công ty xây dựng trong khu vực Hà Nội như Xây dựng Wedo-công ty cổ phần Wedo, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 34, công ty cổ phần đầu tư phát triển DULUC...Ngoài ra, còn có các tập đoàn công ty lớn như tổng công ty Vinaconex, tổng công ty Sông Đà, tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOLI,…kèm theo rất nhiều công ty thành viên nên quá trình diễn ra gay gắt chưa kể các tập đoàn, công ty xây dựng nước ngoài.

Vì vậy đây là một thách thức và cũng là cơ hội để phát triển nâng tầm vị thế của công ty.

2.1.11. Định hướng chiến lược.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Kim phát triển với phương châm chiến lược là trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

Xây dựng mối quan hệ bền vững lâu dài với khách hàng bằng tính trung thực trong nghề nghiệp, ân cần chu đáo trong phục vụ khách hàng với mong muốn đem đến cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất.

Tiếp tục mở rộng liên doanh liên kết với các đối tác chiến lược, tập trung vào việc đầu tư, quản lý và khai thác các mặt bằng nhằm tạo nguồn quỹ nhà phục vụ cho

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hoàng kim (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w