Thị trường đầu vào và đầu ra

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hoàng kim (Trang 50)

5. Kết cấu khóa luận

2.1.8. Thị trường đầu vào và đầu ra

2.1.8.1. Thị trường đầu vào.

Nguyên vật liệu của công ty bao gồm nhập mua từ các nhà cung cấp và thuê chủ yếu ở xung quanh khu vực công trình xây dựng.

Nguyên liệu, vật liệu chính: xi măng, gạch, sắt, thép, cát, sạn, đá… đều là cơ sở chủ yếu hình thành nên sản phẩm của đơn vị xây dựng, các hạng mục công trình.

Nguyên liệu, vật liệu phụ: gồm sơn, dầu, mỡ phục vụ cho máy móc trong quá trình thi công.

Nhiên liệu: xăng, dầu cung cấp cho các phương tiện, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình thi công.

Nhân công: lượng nhân công trong ngành xây dựng cao, dồi dào. Chi phí nhân công thấp hơn 1 số ngành khác.

2.1.8.2. Thị trường đầu ra.

Chủ yếu thực hiện các gói thầu của các chủ đầu tư các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi của Nhà nước... Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản nên quả trình hoàn thành các sản phẩm của công ty dài hay ngắn hạn tùy thuộc vào công trình, hạng mục công trình có quy mô nhỏ hay lớn khác nhau.Các sản phẩm chủ yếu là nhà ở,chung cư, khách sạn, khu công nghiệp, resort,…

Thị trường đầu ra của các nhóm ngành xây dựng rất khả quan bao gồm ba thị trường chính là dân dụng, công nghiệp, và cơ sở hạ tầng.

2.1.9. Khách hàng chính của công ty.Công ty chia khách hàng thành: Công ty chia khách hàng thành:

+ Khách hàng cá nhân: các hộ gia đình.

+ Khách hàng tổ chức: các nhà thầu, các chủ đầu tư, các doanh nghiệp.. 2.1.10. Đối thủ cạnh tranh chính.

Mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong cùng ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung - cầu sản phẩm của mỗi công ty, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ. Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của công ty. Các công ty cùng ngành trong và ngoài địa bàn Hà Nôi là các công ty xây dựng có nhiều năm hoạt động, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, quy mô lớn. Hiện tại, đối

thủ lớn nhất của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng kim là các công ty xây dựng trong khu vực Hà Nội như Xây dựng Wedo-công ty cổ phần Wedo, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 34, công ty cổ phần đầu tư phát triển DULUC...Ngoài ra, còn có các tập đoàn công ty lớn như tổng công ty Vinaconex, tổng công ty Sông Đà, tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOLI,…kèm theo rất nhiều công ty thành viên nên quá trình diễn ra gay gắt chưa kể các tập đoàn, công ty xây dựng nước ngoài.

Vì vậy đây là một thách thức và cũng là cơ hội để phát triển nâng tầm vị thế của công ty.

2.1.11. Định hướng chiến lược.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Kim phát triển với phương châm chiến lược là trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

Xây dựng mối quan hệ bền vững lâu dài với khách hàng bằng tính trung thực trong nghề nghiệp, ân cần chu đáo trong phục vụ khách hàng với mong muốn đem đến cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất.

Tiếp tục mở rộng liên doanh liên kết với các đối tác chiến lược, tập trung vào việc đầu tư, quản lý và khai thác các mặt bằng nhằm tạo nguồn quỹ nhà phục vụ cho cộng đồng dân cư với giá cả hợp lý. Công ty chuyên thực hiện các dự án đầu tư với sản phẩm đầu ra là các căn hộ chung cư, các khu đô thị, khu thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí cũng như căn hộ cho thuê có chất lượng cao về thiết kế cũng như về tiện nghi, đồng thời mang lại hiệu quả cao cho các cổ đông và đáp ứng được chiến lược đầu tư của công ty.

Đẩy mạnh xây dựng các công trình giao thông, kỹ thuật, các công trình công ích. Tăng cường lắp đặt các hệ thống cơ sở hạ tầng, khai thác, sản xuất, buôn bán các sản phẩm vật liệu xây dựng.

2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Kim.2.2.1. Báo cáo phân tích khái quát bảng cân đối kế toán. 2.2.1. Báo cáo phân tích khái quát bảng cân đối kế toán.

2.2.1.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản của công ty.Ta có bảng số liệu: Ta có bảng số liệu:

Bảng 2.1. Quy mô và biến động cơ cấu tài sản của công ty năm 2018- 2020. (Đơn vị:nghìn đồng)

2018 Năm Số tiền Chỉ tiêu A-TÀI SẢN NGẮN 173.684.911 HẠN 1.Tiền và các khoản 1.970.714 tương đương tiền

2.ĐTTC ngắn hạn 0 3.Các khoản PTNH 34.397.530 4.Hàng tồn kho 137.087.369 5.TSNH khác 238.298 B-TÀI SẢN DÀI HẠN 24.419.354 1.Các khoản PTDH 0 2.Tài sản cố định 10.575.416 3.BĐS đầu tư 0 4.TSDD dài hạn 0 5.ĐTTC dài hạn 5.310.000 6.TSDH khác 8.533.938 TỔNG TÀI SẢN 198.104.265

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% NĂm 2018

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 NHẬN XÉT:

Trong giai đoạn 2018-2020 cho thấy rõ công ty có tổng tài sản lớn và tăng. Tuy nhiên có sự biến động không đều qua các năm. Năm 2019 tổng tài sản của công ty là 265.045.571 nghìn đồng, tăng 66.941.306 nghìn đồng so với năm 2018 tương ứng với mức tăng 33,79%. Năm 2020 tổng tài sản của công ty là 233.225.298 nghìn đồng, giảm 31.820.273 nghìn đồng so với năm 2019 tương ứng với mức giảm 12,01% so với năm 2019. Trong đó, cơ cấu tài sản của công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản. Năm 2019, TSNH đạt 219.065.115 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 82,65% tổng tài sản. Năm 2020, TSNH đạt 205.438.178 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 88,09% tổng tài sản.

-Tài sản ngắn hạn:

Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty thì TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm và có xu hướng tăng trong năm 2020. Tuy nhiên, quy mô TSNH có sự biến động không đồng đều qua các năm. Năm 2018-2019, TSNH của công ty là 219.065.115 nghìn đồng, tăng 45.380.204 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 26,13

% so với năm 2018. Năm 2020, TSNH của công ty là 205.428.178 nghìn đồng, giảm

là do các khoản mục của TSNH cũng có sự biến động không đều qua các năm. Cụ thể:

*Tiền và các khoản tương đương tiền: Khoản mục này bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền. Năm 2019, tiền và các khoản tương đưong tiền của công ty giảm 351.178 nghìn đồng tương ứng với mức giảm 17,82% so với năm 2018. Năm 2020, khoản mục này đảo chiều tăng 577.004 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 35,63% so với năm 2018. Việc khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm khá mạnh trong năm 2019, do trong năm nay công ty dùng tiền để tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh này của công ty này đã đem lại lượng tiền dồi dào và giúp khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty có sự tăng lên trong năm 2020. Ngoài ra, khoản tiền và tương đương tiền tăng là do trong năm 2020, công ty có 1 khoản tiền thu về từ các hợp đồng tương đối lớn. Điều đó cho thấy công ty giảm khả năng thanh toán tiền mặt, tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, khoản tiền tăng vẫn còn hạn chế và chiếm 1 phần rất nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản và có xu hướng biến động qua các năm. Vì vậy, công ty cần cân nhắc lượng tiền mặt dự trữ tại công ty sao cho hợp lí để tránh tính trạng mất khả năng thanh toán bằng tiền.

*Các khoản phải thu ngắn hạn có sự tăng lên trong năm 2019 nhưng lại giảm nhẹ trong năm 2020. Năm 2019, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng lên tăng 29.921.375 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 86,97% so với năm 2018. Điều này chứng tỏ công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho trong năm trước.Ngoài ra, năm 2019 công ty đã nhận được nhiều hợp đồng xây dựng từ các dự án như garden city, trạm trôi,…Công ty đã đồng ý cho 1 số đối tác trả chậm tiền, có nhứng doanh nghiệp đến khi hoàn thành công trình mới thanh toán. Điều đó, đã làm tăng các khoản phải thu cho công ty, sử dụng vốn không hiệu quả, Công ty cần thu hồi nợ, tăng cường tốc độ thu hồi nợ như đưa ra mức chiết khấu cao cho các khách hàng thanh toán sớm… Năm 2020, các khoản phải thu của công ty giảm nhẹ, giảm 7.226.023 nghìn đồng tương ứng với mức giảm là 11,23%. Nguyên nhân, công ty đã thắt chặt hơn trong việc thu hồi nợ tránh tình trạng phát sinh các khoản nợ khó đòi. Nhờ nhứng chính sách và các bước thực hiện đúng đắn công ty đã dần thu hồi các khoản nợ 1 cách nhanh chóng và đảm bảo nguồn tiền vào cho công ty.

* Hàng tồn kho luôn là một khoản mục rất quan trọng đối với bất kì doanh

nghiệp sản xuất nào. Hàng tồn kho chiếm chủ yếu trong cơ cấu tổng tài sản chiếm trên 50% so với tổng tài sản. Điều đó cho thấy công ty có khả năng tránh được nguy cơ cháy kho và có khả năng đáp ứng được nhu cầu của công ty khi cần đến. Trong giai đọan 2018-2020 tỷ trọng hàng tồn kho của doanh nghiệp luôn chiếm chủ yếu trong cơ cấu tổng tài sản cũng như tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2019 hàng tồn kho của công ty tăng 14.842.019 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 10,83% so với năm 2018. Nguyên nhân, do năm 2019 công ty nhận thêm 1 số công trình nên công ty đầu tư thêm các nguyên vật liệu như xi măng, sắt, thép để công trình được hoạt động 1 cách ổn định nhất tránh trường hợp thiếu xót trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, các công trình năm trước còn dở dang khiến cho hàng tồn kho của công ty tăng lên. Tuy nhiên, hàng tồn kho đang có xu hướng giảm trong năm 2020. Năm 2020 khoản mục này giảm 6.124.233 nghìn đồng tương ứng với với mức giảm 4,03%. Điều đó, cho thấy công ty đang có những chính sách đúng đắn và hợp lí nhằm cải thiện tình trạng hàng tồn quá nhiều của công ty như cho thuê máy móc không dùng đến, các công trình đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhanh chóng …Hàng tồn kho của công ty tăng trong giai đoạn 2018-2020 cho thấy công ty chưa có những chính sách quản lí hàng tồn kho hiệu quả trong giai đoạn này.

*Tài sản ngắn hạn khác có sự tăng lên trong năm 2019 nhưng lại giảm trong

năm 2020. Năm 2019, tài sản ngắn hạn khác tăng 958.989 nghìn đồng so với năm 2018 tương ứng với 402,43%. Nguyên nhân: do các khoản tạm ứng của bên đối tác tăng. Năm 2020, tài sản ngắn hạn của công ty giảm, giảm 853.685 nghìn đồng tương ứng 12,01%. Nguyên nhân do công ty đã tạm ngừng nhận tạm ứng và thanh lí các tài sản mà công ty thế chấp để đầu tư.

-Tài sản dài hạn:

Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty thì TSDH chiếm tỷ trọng thấp qua các năm và có xu hướng tăng trong năm 2020. Tài sản dài hạn của công ty năm 2019 tăng 21.561.102 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 11,71% so với năm 2018. Tuy nhiên trong năm 2020 khoản mục này lại giảm 18.193.337 nghìn đồng tương ứng với giảm 39,57% so với năm 2019. . TSDH của công ty trong giai đoạn 2018-2020 có sự biến động không đồng đều qua các năm là do các khoản mục của TSDH cũng có sự biến động không đều qua các năm. Cụ thể:

Tài sản cố định của công ty là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản dài hạn của công ty liên tục giảm trong năm 2020. Năm 2018: 10.575.416 nghìn đồng

, năm 2020 là 8.500.135 nghìn đồng, giảm 1.862.213 nghìn đồng tương ứng giảm 17,1 % . Nguyên nhân do công ty đã thanh lí các tài sản cố định cũ, hỏng hóc... Nhưng việc bổ sung mua mới máy móc trong năm còn hạn chế mà thanh lí lại nhiều. Điều đó cho thấy rủi ro kinh doanh thấp, đòn bẩy kinh doanh của công ty thấp.

*Tải sản dở dang dài hạn chỉ có ở năm 2019 là 19.784.675 nghìn đồng.Các năm còn lại công ty hầu như đã hoàn thành các tài sản công trình còn dở dang. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp trong năm hầu như không có đầu tư mới vào tài sản cố định.

*Đầu tư tài chính dài hạn công ty chỉ đầu tư năm 2018 là 5.130.000 nghìn

đồng. Năm 2019, năm 2020 công ty tạm ngừng không đầu tư các khoản tài chính dài hạn nữa nguyên nhân do công ty chưa tìm ra những chiên lược để thu lợi nhuận từ việc đầu tư do vậy công ty đã tạm ngưng đầu tư các khoản này.

*Tài sản dài hạn khác trong giai đoạn 2018-2020, tài sản dài hạn khác của

công ty tăng liên tục tăng 10.966.114 nghìn đồng tương ứng với 128,5%. Nguyên nhân do công ty có các công trình xây dựng dở dang đang dần hoàn thiện. Công ty bắt đầu đầu tư nhiều hơn trong việc mua sắm máy móc phục vụ trong việc thi công và xây dựng công trình.

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018-2020. Bảng 2.2 Cơ cấu và biến động nguồn vốn giai đoạn 2018-2020 (ĐVT:

nghìn đồng) Chỉ tiêu C-NỢ PHẢI TRẢ 1.Nợ ngắn hạn 2.Nợ dài hạn D-VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.Vốn chủ sở hữu

2.Nguồn kinh phí và quỹ khác

TỔNG NGUỒN VỐN

(Nguồn: Bảng cấn đối kế toán công ty CPĐT và XD Hoàng Kim năm 2018, năm 2019, năm 2020)

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018-2020 Nhận xét:

233.225.298 nghìn đồng) tăng 35.121.033 nghìn đồng tương ứng với 17,73%. Trong đó:

-Nợ phải trả:

Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty thì nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm và có xu hướng tăng trong năm 2020. Cơ cấu nợ phải trả có xu hướng tăng trong giai đoạn 2018-2020 (năm 2019 của công ty là 91,69% tổng nguồn vốn, năm 2018 là 88,55%, năm 2020 là 88,65%) tăng 0,1% so với năm 2018. Nguyên nhân là do công ty tăng cưởng việc sử dụng đòn bẩy tài chính (tăng cường sử dụng vốn nợ) nợ phải trả của công ty năm 2020 là 66.625.367 nghìn đồng, năm 2019 là 243.015.580 nghìn đồng tăng 67.598.560 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 38,54 % so với năm 2018.Công ty có rủi ro về tài chính cao và đòn bẩy tài chính cao. Nợ phải trả của công ty có sự biến động không đồng đều qua các năm. Năm 2018-2019, nợ phải trả của công ty là 243.025.579 nghìn đồng, tăng 67.608.559 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 38,54 % so với năm 2018. Năm 2020, NPT của công ty là 206.760.762 nghìn đồng, giảm 36.264.817 nghìn đồng tương ứng với mức giảm là 14,32 % so với năm 2019. Tuy nhiên, so với trung bình của ngành thì NPT của công ty cao hơn mức trung bình của ngành (NPT trung bình của ngành là 22%) Như vậy, hệ số nợ (hệ số nợ= nợ phải trả / tổng tài sản) của công ty cao.Điều đó cho thấy công ty đang không an toàn và có những tiền ẩn rủi ro về tài chính. NPT của công ty trong giai đoạn 2018-2020 có sự biến động không đồng đều qua các năm là do các khoản mục của NPT cũng có sự biến động không đều qua các năm, cụ thể:

*Nợ ngắn hạn: khoản mục này chiếm chủ yếu trong cơ cấu nợ phải trả chiếm

trên 80%. Điều đó chứng tỏ công ty đã có chính sách tín dụng đặc thù của ngành xây dựng, công ty sử dụng vốn chủ yếu cho đầu tư máy móc thiết bị xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng cho công ty. Năm 2019 tăng 205.869.387

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hoàng kim (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w