5. Kết cấu khóa luận
1.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Theo TS.Nguyễn Quỳnh Sang(2018), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản đại học giao thông vận tải , ta phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho doanh nghiệp:
Muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có vốn để kinh doanh, gồm: Tài sản cố định và Tài sản lưu động.
Việc đảm bảo đầy đủ về vốn là một nhu cầu cốt yếu để cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và hình thành nguồn vốn.
• Trước hết từ nguồn vốn chủ sở hữu, nó chính là số vốn góp ban đầu của các thành viên thành lập doanh nghiệp ban đầu và được bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc được bổ sung do các thành viên tham gia tăng thêm.
• Sau nữa được hình thành từ các nguồn vốn vay và nợ hợp pháp như vay nợ ngân hàng và các tổ chức tín dụng…
• Cuối cùng là được hình thành từ các nguồn bất hợp pháp như nợ quá hạn, vay quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán.
❖ Mục đích của việc phân tích:
Là đi xem xét khả năng và mức độ đảm bảo vốn kinh doanh cho hai trường hợp là chỉ bằng nguồn vốn chủ sở hữu và đảm bảo vốn kinh doanh bằng cả nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay.
❖ Ta sẽ đi lần lượt từng trường hợp cụ thể:
+Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu. +Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu cộng với nguồn vốn vay (ngắn hạn, dài hạn).