Phân tích cơ cấu và biến động tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hoàng kim (Trang 27 - 28)

5. Kết cấu khóa luận

1.3.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020

Tổng tài sản của công ty:

• Về mặt kinh tế cho phép đánh giá tổng quát về quy mô vốn và cơ cấu vốn, quan hệ về năng lực sản xuất và trình độ sử dụng tài sản.

• Về mặt pháp lý thì thể hiện số tiềm lực mà công ty có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai.

Tổng tài sản của công ty gồm hai phần cấu thành:

Phần tài sản ngắn hạn: Khả năng chuyển hóa thành tiền và đáo hạn của

phần tài sản này với thời gian ngắn.

Phần tài sản dài hạn: Khả năng chuyển hóa thành tiền của phần tài sản với

thời gian dài hơn.

Ý nghĩa của sự biến động:

Giúp các nhà phân tích có thể đánh giá một cách tổng quát về quy mô và kết cấu tài sản của công ty tại từng thời kỳ (cuối năm, cuối tháng hoặc cuối quý) và khả năng thanh toán, vì các khoản mà công ty có thể dùng để trả nợ chính bằng tổng tài sản hiện có của công ty.

Mục đích việc phân tích sự biến động của tổng tài sản:

Xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản của công ty. Từ đó đánh giá về mức độ hợp lý hay không hợp lý của từng loại tài sản có phù hợp với việc kinh doanh của công ty và đưa ra kết luận.

1.3.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty giai đoan 2018-2020 Ngoài việc xem xét tình hình biến động và phân bổ tài sản, chủ công ty, kế toán trưởng và các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của công ty cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà công ty phải đương đầu. Điều đó được phản ánh thể hiện qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty.

Trước tiên ta cần tìm hiểu định nghĩa cơ cấu nguồn vốn là gì? Vì sao cơ cấu nguồn vốn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty?

Là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỉ lệ nào đó của mỗi nguồn để tài trợ cho tổng tài sản của nó.

Đặc trưng cơ bản của cơ cấu vốn doanh nghiệp:

+Được cấu thành bởi vốn dài hạn, ổn định, thường xuyên trong doanh nghiệp. Đây là số vốn chủ yếu được dùng để tài trợ cho các quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.Việc lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp.

+Những đặc trưng cơ bản trên đã chỉ ra cơ cấu nguồn vốn thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Bởi vì nguồn tài chính mà công ty có thể tự chủ cần phải ổn định, thường xuyên có và trong thời gian dài, được các nhà đầu tư đem tài trợ hoặc đầu tư cho các quyết định sinh lợi trong thời gian dài. Từ đó, các nguồn đầu tư ấy sẽ chắc chắn sinh lợi trong tương lai, tạo ra nguồn doanh thu ổn định và thường xuyên cho công ty trong từng kỳ.

+Có rất nhiều yếu tố tác động đến cơ cấu vốn, do đó, không có 1 cơ cấu vốn tối ưu cho mọi doanh nghiệp, trong mọi chu kỳ sản suất kinh doanh. Nói cách khác, khi nghiên cứu cơ cấu vốn của 1 doanh nghiệp phải nghiên cứu trong trạng thái động chứ không thể nghiên cứu trong trạng thái tĩnh.

Mục đích của việc phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn:

• Nhằm đánh giá được khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty.

• Đánh giá nguyên nhân làm tăng giảm nguồn vốn.

• Đánh giá được sự hợp lý của cơ cấu nguồn vốn .

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hoàng kim (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w