Các giải pháp về đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings (Trang 80 - 82)

PVI Holdings cần xây dựng các chỉ tiêu đo lường về những rủi ro có thể sắp diễn ra. Chỉ tiêu đo lường rủi ro là một chỉ số dự báo về các rủi ro hiện tại hoặc tương lai có thể quan sát hay đo lường được nhằm cung cấp các dấu hiệu nhận biết sớm về khả năng gia tăng rủi ro đối với những nguy cơ đang phát triển trong các khu vực khác nhau của doanh nghiệp. Các đơn vị trực thuộc cần xây dựng các chỉ tiêu đo lường rủi ro cụ thể về các sự kiện diễn ra hoặc các điểm kích hoạt có thể báo hiệu những vấn đề liên quan tới hoạt động trong nội bộ công ty hoặc những rủi ro

tiềm ẩn từ bên ngoài, cung cấp thông tin cho Ban điều hành và Hội đồng quản trị xem xét khi họ thực hiện các chiến lược của công ty.

Trong một số trường hợp, chỉ số này không những dự báo về các rủi ro, mà còn cả các cơ hội tiềm năng. Đôi khi chỉ là một chỉ tiêu đo lường rủi ro đơn lẻ về một sự kiện đang xảy ra nhưng nếu được phân tích đa chiều có thể chuyển hóa từ rủi ro thành cơ hội đến với doanh nghiệp. Để lựa chọn và thiết kế chỉ tiêu đo lường rủi ro hiệu quả cần bắt đầu với việc xác định các mục tiêu của công ty và các sự kiện có liên quan đến rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đó. Mối quan hệ giữa các rủi ro và các chiến lược cốt lõi giúp nhận diện được các chỉ số quan trọng có thể sử dụng như các chỉ tiêu đo lường rủi ro hàng đầu, giúp giám sát việc thực hiện chiến lược cốt lõi. Ngoài ra, một phương pháp hữu hiệu khác để xây dựng chỉ tiêu đo lường rủi ro có thể bắt đầu bằng việc phân tích một sự kiện rủi ro có ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong quá khứ (hoặc hiện tại), sau đó xác định nguyên nhân dẫn tới việc để mất hoặc lỡ cơ hội.

Thông qua việc phân tích và xác định thông tin, các sự kiện trung gian tiềm ẩn kết hợp với sự kiện nguyên nhân chính hoặc các sự kiện sau đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chỉ tiêu đo lường rủi ro chính liên quan tới sự kiện, giúp có thời gian để chủ động ứng phó với sự kiện rủi ro sắp xảy ra. Doanh nghiệp cần thu thập các hệ thống rủi ro chi tiết, đánh giá cẩn thận hiệu quả của chúng và sử dụng thường xuyên nếu thấy nó có giá trị trong việc nhận diện các rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, cần liên tục cập nhật các chỉ tiêu đo lường rủi ro hiện có và bổ sung các số liệu mới. Cần đảm bảo rằng tất cả các bên tham gia thu thập và tổng hợp dữ liệu chỉ tiêu đo lường rủi ro đều thống nhất cách tiếp cận, chuẩn hóa phương pháp và được cập nhật nếu như có bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra.

Doanh nghiệp có thể tiến hành định lượng - xác định chi phí cho các loại rủi ro khi xảy ra, tất cả các rủi ro đã được xếp hạng ở bước trên, tuy nhiên có thể chọn lựa ưu tiên các rủi ro chính có ảnh hưởng lớn nếu hạn chế về thời gian và chi phí. Phân tích định lượng yêu cầu đơn vị chỉ ra được những ảnh hưởng do rủi ro gây ra, mức định lượng thường được xác định theo giá trị.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings (Trang 80 - 82)