Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings (Trang 90 - 93)

Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, doanh nghiệp cần bám sát và tuân thủ chặt chẽ các qui định của phát luật hiện hành.

Các quy định pháp lý liên quan đến quản trị rủi ro bảo hiểm tại PVI Holdings

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, ngành Bảo hiểm đã có những đóng góp lớn cho sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội. Nhưng đồng thời hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng bộc lộ những điểm còn tồn tại và hạn chế, nhất là những tồn tại và bất cập trong công tác quản trị đã làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, duy trì và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội, tăng cường hiệu lực quản trị nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngày 09/12/2000 Quốc hội đã chính thức ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm, tạo môi trường pháp lý căn bản cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam.

Trên cơ sở các điều luật quy định, Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành các văn bản dưới luật như Nghị định số 45/2007/NĐ-CP, Nghị định số 46/2007/NĐ-CP, Thông tư số 155/2007/TT-BTC, Thông tư số 156/2007/TT- BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm, Quyết định số 153/2003/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản trị của từng thời kỳ.

Luật và các văn bản dưới luật nêu trên là những quy định chi tiết về các điều kiện, nguyên tắc tham gia thị trường bảo hiểm tại Việt Nam, các điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, quy định về tổ chức và điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm, quy định về khai thác bảo hiểm, hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm và các hoạt động khác của doanh nghiệp bảo hiểm, quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và trách nhiệm, hệ thống giám sát của Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm:

Các quy định về chế độ tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm

- Về trích lập quỹ dự phòng tại doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ những hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

- Về hoạt động đầu tư vốn: nguồn vốn được sử dụng đầu tư, hạn mức đầu tư tối đa cho từng lĩnh vực đầu tư tương ứng với từng loại nguồn vốn được sử dụng đầu tư.

- Về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

- Về đảm bảo doanh nghiệp bảo hiểm luôn luôn thực hiện được các giao kết của doanh nghiệp với đối tượng bảo hiểm và các chủ thể liên quan khác.

- Về doanh thu, chi phí, phân chia thặng dư, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong kinh doanh bảo hiểm.

- Về quản trị tài chính, về kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Về chế độ báo cáo bắt buộc và các mẫu biểu báo cáo quy định cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Quy định về hoạt động liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho nền kinh tế và dân cư (khai thác - giám định - bồi thường) của các doanh nghiệp

Các quy định về quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, biểu phí bảo hiểm và hình thức mua bán sản phẩm bảo hiểm nhằm đảm bảo thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm và các chủ thể liên quan khác qua những điều khoản bảo hiểm đã giao kết, đồng thời đảm bảo không phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm có cùng mức độ rủi ro.

Các quy định về đại lý, môi giới khai thác, giám định, bồi thường, chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

Việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời mọi rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả, đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và phản ánh ngay lập tức với cấp có thẩm quyền của PVI Holdings để có biện pháp xử lý thích hợp.

Bên cạnh việc những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm, Nhà nước và các cơ quan quản lý thì sự tham gia ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro của các tổ chức khác có liên quan sẽ có vai trò rất to lớn. Bản thân các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế đều cần có nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm, chủ động tham gia mua bảo hiểm để đảm bảo cho tài sản, con người, cũng như trách nhiệm dân sự nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Nhiều lĩnh vực bảo hiểm thiết yếu như bảo hiểm cháy nồ, bảo hiểm nông nghiệp…chưa được các cá nhân, đơn vị quan tâm một cách đúng mức và chưa có những biện pháp tích cực nhằm hạn chế rủi ro.

Những loại hình bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm đã phải trích lập lại một phần doanh thu cho các cơ quan chức năng nhằm thực hiện các biện pháp phòng và hạn chế rủi ro như xây dựng biển báo, chỉ dẫn người tham gia giao thông hay đôn đốc việc các cá nhân tổ chức mua bảo hiểm bắt buộc. Vậy, đề nghị các cơ quan chức năng nên sử dụng nguồn chi phí này đúng mục đích và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings (Trang 90 - 93)