Các giải pháp về đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings (Trang 82 - 83)

Sau khi nhận diện và đo lường được rủi ro tại doanh nghiệp, bước tiếp theo là đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro. doanh nghiệp có thể lựa chọn cách tiếp cận phương pháp khác nhau để đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng, mức ý nghĩa của rủi ro. Mục đích của việc áp dụng phương pháp đánh giá là để xác định vùng rủi ro mà nhà quản lý đáng phải lưu tâm nhất. Người quản lý nên đánh giá những rủi ro này bằng cách sử dụng các câu hỏi về khả năng xảy ra rủi ro. Cần phải có các tiêu chuẩn để có thể so sánh và tổng hợp các rủi ro trong công ty. Đa phần các công ty xác định thang đo mức độ rủi ro theo tác động, khả năng và một số phương diện khác bao gồm các cấp độ đánh giá, nội dung nhằm giải thích tính thích hợp và khả năng áp dụng cho các nhóm khác nhau.

Thang đo càng chi tiết, sự giải thích càng rõ ràng và cần phải kết hợp giữa sự đơn giản và tính toàn diện. Các thang đo nên cho phép có sự phân biệt rõ ràng về xếp hạng và mục tiêu ưu tiên. Lưu ý, các thang đo 5 điểm sẽ tốt hơn thang đo 3 điểm. Thang đo 10 điểm khiến người ta phải mất thời gian phân biệt sự khác nhau giữa điểm 6 và 7 khi phân tích định lượng, trong khi sự khác nhau là không đáng kể. Thang đo cần được thiết lập sao cho phù hợp với ngành, quy mô, mức độ phức tạp và văn hóa của doanh nghiệp. Bản đồ rủi ro (heat map) thường có hai trục, đại diện cho tác động và khả năng xảy ra. Việc xây dựng bản đồ rủi ro nhằm đưa ra danh sách đầy đủ các rủi ro và sắp xếp các rủi ro theo mức độ ưu tiên cần xử lý. Khi doanh nghiệp đã xác định mức độ ảnh hưởng cả về cơ hội và rủi ro, họ có thể vẽ sơ đồ rủi ro, điều này cho phép có sự so sánh trực tiếp giữa cơ hội và rủi ro để xem xét và ưu tiên xử lý. Kết quả của quá trình đánh giá rủi ro sau đó được coi là nguồn thông tin chính để phản ứng rủi ro khi các lựa chọn phản ứng đối với rủi ro đã được kiểm nghiệm (chấp nhận, giảm thiểu, chia sẻ hoặc ứng phó), thực hiện phân tích chi phí và lợi ích, tính toán chiến lược ứng phó và xây dựng kế hoạch phản ứng với các rủi ro.

Để việc quản trị rủi ro tại PVI Holdings có tác dụng và bền vững, quá trình đánh giá rủi ro cần đơn giản, thực chất và dễ hiểu. Đây là một công cụ quan trọng trong quản trị hiệu quả và quản trị phát triển bền vững không chỉ ở PVI Holdings mà còn là giải pháp cho các doanh nghiệp tài chính, bảo hiểm khác.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)