Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2025 (Trang 28 - 30)

Công tác quản lý đầu tư công của Hàn được đánh giá là gần gũi và phù hợp với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hàn Quốc đã bắt tay xây dựng một Khung quản lý đầu tư công vào năm 1999. Đây là sáng kiến giúp cải thiện vấn đề tài khóa cũng như hiệu quả chi tiêu của Chính phủ cho các phúc lợi xã hội cũng như bộ máy nhà nước.

Năm 1998, Chính phủ Hàn Quốc thành lập Nhóm đặc trách liên bộ để giải quyết những vấn đề còn tồn tại; nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý đầu tư công. Nhóm đặc trách trực thuộc cả hai bộ, gồm: Bộ Kế hoạch và Ngân sách (hiện nay là Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc), Bộ Xây dựng và Giao thông (nay là Bộ Đất đai, giao thông và hàng hải của Hàn Quốc).

Tháng 7/1999, Nhóm đặc trách ban hành “Kế hoạch toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công” (Khung quản lý đầu tư công) nhằm tăng cường hệ thống giám sát quy trình thực hiện dự án do cơ quan ngân sách thực hiện. Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực nâng cao hiệu quả đầu tư công bằng cách

24

thực hiện một hệ thống quản lý đầu tư công thống nhất, bao gồm quy trình đánh giá trước khi thực hiện, trong khi thực hiện và sau khi thực hiện dự án.

Đặc điểm chính của kế hoạch là tìm cách tiếp quản những nghiên cứu khả thi hiện có của các bộ chủ quản kể từ thập kỷ 1970, cụ thể như việc chuyển giao sở hữu cho các cơ quan ngân sách. Đây là các khái niệm được đề cập cụ thể tại báo cáo nghiên cứ khả thi sơ bộ về Hệ thống đánh giá đầu tư. Báo cáo này được Nhóm đặc trách phát minh nhằm giải quyết thỏa thuận giữa ngân sách và các bộ chi tiêu ngân sách. Thông qua báo cáo đó, Nhóm đặc trách tiến hành triển khai Hệ thống đánh giá đầu tư trước khi thực hiện dự án; đánh giá tính khả thi tổng thể của dự án đầu tư công quy mô lớn hơn từ quan điểm của nền kinh tế quốc gia và giúp Chính phủ thiết kế được một dự án cụ thể. Hệ thống đánh giá đầu tư được cấp vốn bởi Trung tâm Quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng công và tư - Đơn vị trực thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc. Bằng cách này, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường hệ thống đánh giá trước khi triển khai các dự án đầu tư công.

Ngoài tăng cường đánh giá các dự án đầu tư công, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng Hệ thống quản lý tổng chi phí dự án. Hệ thống quản lý tổng chi phí dự án được đưa vào vận hành kể từ năm 1994, nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần điều chỉnh tổng chi phí dự án trong suốt chu kỳ triển khai dự án, từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn hoàn thành xây dựng sau khủng hoảng tài chính.

Ngoài nghiên cứu xây dựng và vận hành 2 hệ thống trên, Hàn Quốc cũng đưa vào thực hiện Hệ thống đánh giá lại tính khả thi (năm 1999) và Hệ thống đánh giá lại nhu cầu (năm 2006). Mục đích nhằm xác minh tính đầy đủ của chi phí dự án và dựa báo nhu cầu đối với các dự án đang trong giai đoạn xây dựng thiết kế hoặc xây dựng và quyết định xem dự án có thể tiếp tục không?

Thực tế cho thấy, Hệ thống đánh giá lại tính khả thi và Hệ thống đánh giá lại nhu cầu là công cụ hữu hiệu giúp Chính phủ Hàn Quốc kiểm soát nghiêm

25

ngặt các dự án thuộc diện phải thực hiện được Quốc hội cấp ngân sách, cũng như để ngăn chặn dự báo nhu cầu và dự toán chi phí đầu tư công không chính xác. Bằng cách này, hệ thống quản lý và đánh giá trong khi thực hiện dự án đầu tư công của Hàn Quốc đã được tăng cường.

Bên cạnh xây dựng Khung pháp lý để kiểm soát và quản lý hoạt động đầu tư công, vấn đề thúc đẩy thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng cũng được Hàn Quốc xem là một trong những giải pháp hiệu quả cần tính đến trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2025 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)