quy định của pháp luật về đầu tư công
Nội dung QLNN về đầu tư công này gồm hai mục chính: hoạt động đánh giá hiệu quả đầu tư công và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đầu tư công.
2.2.4.1. Đánh giá hiệu quả đầu tư công:
- Nhiều dự án công trình xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố được tập trung bố trí vốn, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã góp phần hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, các chương trình của Thành ủy, kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội, các khâu đột phá trong giai đoạn 2016-2020 của thành phố.
- Các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI cần phải dành nguồn lực đầu tư công để hoàn thành cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch những chỉ tiêu về: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020; Tỷ lệ gia đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ trường công lập tập (mầm non, tiểu học, THCS và THPT) đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chuẩn mới của Bộ Y Tế); Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động và xây dựng mới có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn quốc gia tương ứng.
- Các công trình hoàn thành đã phát huy hiệu quả, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc dân sinh, giảm thiểu ùn tắc giao thông, đảm bảo môi trường, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, nhất là hệ thống giao thông với các tuyến đường kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước; đường vành đai, cầu đường bộ gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.
48
- Thành phố tạo chuyển biến căn bản về xây dựng Chính phủ điện tử để giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 đạt 100%. Nhiều thủ tục hành chính đã thực hiện trên môi trường mạng một cách phổ biến như đăng ký thành lập doanh nghiệp (đạt 100%), kê khai và nộp thuế (trên 95%), hải quan (100%), bảo hiểm xã hội (trên 98%), thanh toán tiền điện,...
2.2.4.2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật đầu tư công:
UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát, đánh giá các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định tại mục 2 từ Điều 50 đến Điều 55 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư, báo cáo kết quả gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung theo quy định tại Điều 100 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên hoạt động giám sát của HĐND thành phố đã chỉ ra nhiều hạn chế và đầu tư công của thành phố, do hạn chế về thời gian, nhân lực nên hoạt động giám sát của HĐND cũng không theo thể bao quát hết các mặt trong QLNN đối với các dự án đầu tư công.
Thứ nhất, xét theo tiêu chí: “tài sản cố định mới tăng thêm và hệ số huy động tài sản mới được đưa vào sử dụng”, giai đoạn vừa qua cộng đồng và các kênh phản biện xã hội đánh giá một số dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông nội đô có quy mô đầu tư lớn nhưng tỷ trọng chi phí xây lắp chiếm tỷ lệ nhỏ trong khi đó phần lớn chi phí dành cho các công tác giải phóng mặt bằng. Điển hình là các dự án sau:
- Dự án xây dựng tuyến cầu vượt trục thông theo hướng đường vành đai 1 qua nút giao thông Ô Chợ Dừa có tổng đầu tư là 1.381 tỷ đồng, trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng là 739 tỷ đồng, chiếm hơn 53,5% chi phí của dự án,
49
hệ số tài sản cố định mới tăng thêm của dự án đạt 46% thấp hơn mức trung bình.
- Dự án đường vành đai 2 đoạn Ngã tư sở - Ngã Tư Vọng. Dự án xây dựng tuyến đường dài 2,5 km với quy mô 6 làn xe, mặt cắt ngang 50-55m, tổng mức đầu tư là 2.560 tỷ đồng, riêng chi giải phóng mặt bằng lên tới 2.022 tỷ đồng, chiếm hơn 79% chi phí của dự án. Còn lại chi phí xây lắp là 311 tỷ đồng, hệ số tài sản cố định mới tăng thêm của dự án chỉ đạt 12%.
- Đường Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái dài 570m, tổng mức đầu tư trên 1.100 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 800 tỷ đồng; bình quân chi phí làm một mét đường ở dự án này là gần 2 tỷ đồng.
Thứ hai, tiêu chí : “số dự án đầu tư công hoạt động không đúng với công suất thiết kế, không đảm bảo chất lượng sau khi hoàn thành”. Giai đoạn vừa qua cộng đồng đánh giá Hà Nội có một số dự án quy mô lớn hoạt động không đúng với công suất thiết kế, không đảm bảo chất lượng sau khi hoàn toàn đó là:
+ Dự án tuyến đường vành đai 3 là cầu Thăng Long. Sau 25 năm khai thác, công trình này đã xuất hiện nhiều điểm hư hỏng nặng. Từ năm 2009 đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa 3 lần. Tuy nhiên, hiện mặt đường trên cầu vẫn tiếp tục xuống cấp.
+ Đại lộ Thăng Long là tuyến đưƣờng dài và hiện đại nhất Hà Nội, được khánh thành dịp Đại lễ 1000 Thăng Long - Hà Nội (10/2010). Công trình có tổng mức đầu tư 7.500 tỷ đồng với tổng chiều dài hơn 29 km, chiều rộng mặt đường là 140m. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tháng đưa vào sử dụng đã xuất hiện lún nứt mặt đường, tạo thành hố sâu, ổ gà ở nhiều đoạn.
+ Dự án Công viên Hòa Bình được coi là công viên có kiến trúc hiện đại nhất của Hà Nội, có diện tích hơn 20ha, với tổng mức đầu tư trên 280 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động tháng 10/2010. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều hạng mục công trình đã bị hư hỏng khá nặng. Nhiều lớp gạch ốp lát bị bong tróc, các
50
tấm ván trên mặt cầu bị hư hỏng nặng, gây nguy hiểm cho người đi bộ trên cầu. Mỗi khi trời mưa, nhiều khu vực trong công viên ứ đọng nước lênh láng, trơn trượt gây nguy hiểm.
+ Dự án Bảo tàng Hà Nội với lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Bảo tàng được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 54.000 m², cao 30,7m. Công trình gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm; diện tích xây dựng xấp xỉ 12.000m², diện tích sàn hơn 30.000m² nhưng Bảo tàng đón được rất ít khách, chủ yếu là du khách nước ngoài tới tham quan gần như không hoạt động và trở thành "ngôi nhà hoang" lớn nhất Thủ đô.