Về nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2025 (Trang 69 - 83)

- Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021- 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

65

- Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.

- Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.

- Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.

- Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho ngành và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

-Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công

trung hạn đã được phê duyệt.

3.2.4. Về nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

- Nhằm thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đã được phê duyệt. Không bố trí vốn cho chương trình, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư công.

- Tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền quyết định.

- Tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành.

- Trong từng ngành, lĩnh vực, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:

66

+ Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư;

+ Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;

+ Dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 54 Luật Đầu tư công 2014.

- Việc bố trí vốn kế hoạch cho chương trình, dự án khởi công mới phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đầu tư công 2014;

+ Sau khi đã bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 106 của Luật Đầu tư công 2014;

+ Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2025.

3.3.1 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công

Thứ nhất, thành lập tổ cơ chế, chính sách của UBND thành phố.

Đây là tổ công tác của UBND thành phố có chức năng chuyên nghiên cứu, tham mưu giúp lãnh đạo UBND thành phố về xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện cơ chế chính sách của thành phố trong lĩnh vực quy hoạch đầu tư và đầu tư công. Thành phần tổ công tác gồm có các chuyên gia của các sở, ban, ngành thành phố, các chuyên gia và các nhà khoa học được UBND thành phố mời tham dự. Nhiệm vụ của tổ là giúp UBND thành phố Hà Nội kịp thời ban

67

hành những cơ chế, chính sách, quy định trong lĩnh vực quy hoạch đầu tư và đầu tư công, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính khả thi hiệu quả hiệu lực trong quản lý nhà nước về đầu tư công.

Thứ hai, hoàn thiện, ban hành quy định của thành phố hướng dẫn quy trình lập, trình, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án trong kế hoạch Đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Quy định này đồng thời phải là văn bản hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư thực hiện được lập, trình, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án trong kế hoạch Đầu tư công trung hạn và hàng năm, tạo sự khoa học, minh bạch, thống nhất về hình thức nội dung các hình thức các tờ trình, báo cáo thẩm định, quyết định phê duyệt, các biểu bảng, hồ sơ kèm theo. Đối với các vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết của thành phố cần đề xuất với Trung ương để được tháo gỡ.

Trong bước lập và thẩm định dự án đầu tư công cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thẩm định định và phê duyệt dự án, đặc biệt một là trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Người thẩm định dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình. Người phê duyệt dự án chịu trách nhiệm với tư cách là cấp trên của đơn vị chủ đầu tư và đơn vị thẩm định; còn chủ đầu tư chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả đầu tư của dự án và việc thực hiện các quy định trong việc lập thực hiện dự án. Cơ quan, cá nhân thẩm định quyết định trách nhiệm khi thực hiện sai các thủ tục quy định,

- Công khai tài liệu mô tả chi tiết về tiêu chuẩn thẩm định dự án và công bố rộng rãi. Các tài liệu này này cần đƣợc công bố rộng rãi trên trang điện tử của thành phố và của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

68

Đảm bảo nâng cao chất lượng đấu thầu các dự án xây dựng cơ bản gồm: - Công khai, minh bạch các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu và xét thầu. - Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu thầu để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực. Theo nhiều ý kiến đề nghị cần phải siết chặt thanh tra, kiểm tra đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư và khuyến khích, động viên các nhà thầu phát hiện đưa ra ánh sáng các chủ đầu tư, cán bộ bên mời thầu, những cán bộ nhân viên trong các tổ chuyên gia các thời có thái độ nhũng nhiễu, đòi hỏi phải chia phần trăm để được trúng thầu. Khi phát hiện ra sai phạm, nếu ở mức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, kiến nghị cơ quan nhà nước cần thực hiện đình chỉ dự án.

- Đẩy mạnh công khai hóa các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu đã bị xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là trên trang thông tin điện tử của sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chưa có thông tin về vi phạm của những bên liên quan trong quá trình đấu thầu như chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia xét thầu, người có thẩm quyền… Thường là chỉ khi các cơ quan an ninh phát hiện thông tin cho báo chí thì người dân mới biết.

- Hình thành cơ chế giải quyết vướng mắc, khiếu nại trong đấu thầu theo quy định hiện hành .Các sở, ban, ngành và UBND các cấp của Hà Nội chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phê duyệt kế hoạch và kết quả lựa chọn nhà thầu, tổng hợp báo cáo… thiếu quy định cụ thể về việc chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc cho các nhà thầu như trình tự các bước, thủ tục cần làm như thế nào để giải quyết được sự việc.

3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư công

Thứ nhất, tập trung chỉ đạo thực hiện thành công 02 quy hoạch, kế hoạch: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2025 và

69

Quy hoạch chung quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trình HĐND Thành phố.

Thứ ba, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công định kỳ hoặc đột xuất theo chế độ báo cáo quy định; trong đó, phải đánh giá kết quả thực hiện, những tồn tại, hạn chế và đề xuất kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

Thứ tư, thành phố cần tăng cường rà soát, bảo đảm các chương trình, dự án bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm phải có đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công. Phân bổ nguồn vốn linh hoạt, ưu tiên đầu tư vào những dự án hạ tầng kỹ thuật khung, những dự án trọng điểm có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Thành phố và các quận trên địa bàn hỗ trợ nguồn lực để thực hiện các chương trình mục tiêu tại các huyện còn khó khăn, giải quyết dứt điểm nâng cấp, cải tạo, xây mới các chợ dân sinh, nhà văn hóa thôn trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn cơ chế phân bổ vốn đầu tư trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc đầu tư, tôn trọng tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức theo hướng công khai và có chủ định rõ rệt. Hạn chế tối đa sự tùy tiện trong bố trí, phân bổ vốn; chấm dứt cơ chế xin cho vừa không có hiệu quả, vừa làm hư hỏng bộ máy, hư hỏng công chức. Nguồn lực cho đầu tư cần được phân bổ trong một chủ định để tầm nhìn trung hạn và dài hạn, gắn kết chặt chẽ với yếu tố thị trường, với mục tiêu đầu tư, với kết quả đầu ra của dự án đầu tư. Xây dựng các tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư để hạn chế việc can thiệp, chi phối, đưa ra quá nhiều dự án, không phù hợp với khả năng nguồn vốn, tổ chức tốt công tác để đảm bảo tiến độ xây dựng.

70

3.3.3. Xây dựng quy trình và nội dung quản lý đối với các dự án đầu tư công

Quản lý nguồn vốn đầu tư công tốt nhưng lại buông lỏng việc quản lý đối với các dự án đầu tư công thì chắc chắn kết quả hoạt động đầu tư mang lại sẽ không cao. Chứng tỏ hoạt động quản lý dự án đầu tư công đóng vai trò không nhỏ. Để thực sự đạt được kết quả tốt thì cần phải siết chặt quản lý ở từng giai đoạn của dự án cụ thể:

a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

- Cần nghiêm túc thực hiện trưng cầu dân ý trong quá trình triển khai chuẩn bị đầu tư. Nhận được sự đồng thuận, ủng hộ và đánh giá tích cực từ phía người dân tức là dự án đầu tư công đã thành công 50%, 50% còn lại phụ thuộc vào chất lượng thi công dự án.

- Tiến hành điều tra, khảo sát kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của nơi dự kiến đặt dự án để đánh giá được hết những tác động tích cực và tiêu cực từ đó có phương án thiết kế cho phù hợp.

- Cần xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp tránh tình trạng dự án đội vốn, chờ vốn khi mới tiến hành được một phần, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và tiến độ dự án.

- Cử cán bộ có kinh nghiệm hoặc thuê tư vấn trợ giúp việc lập dự án đầu tư. Trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng thì Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thành phố phải kết hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn để đẩy nhanh tiến độ lập dự án đầu tư xây dựng.

b. Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu:

Cần phải thường xuyên cập nhập bảng đánh giá năng lực các nhà thầu tư vấn trên website của Sở xây dựng thành phố Hà Nội để lựa chọn được nhà thầu tư vấn có năng lực đảm bảo.

71

Công tác chấm thầu cần phải thuê các tổ chức có tư cách pháp nhân, có năng lực, có kinh nghiệm tham gia thực hiện công việc, tổ chức tư vấn làm việc độc lập và chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm tư vấn của mình. Muốn vậy trước hết cần phải thực hiện nghiêm cơ chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, đồng thời có các chế tài thưởng, phạt rõ ràng và phải thật nặng đối với các tổ chức tư vấn để vừa nâng cao trách nhiệm vừa có tác dụng răn đe, buộc các tổ chức tư vấn thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình một cách nghiêm minh, đúng trình tự và đảm bảo chất lượng. Để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu, cần sớm ban hành các quy định, chế tài về chống phá giá trong đấu thầu. Đối với gói thầu có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp cần quy định cụ thể việc cần thiết phải tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng công tác giám sát, quản lý hiện trường.

Tăng cường, đẩy nhanh công tác hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư. Ngay sau khi có quyết định phê duyệt dự án, quyết định thu hồi đất, Ban quản lý dự án gửi thông báo về kế hoạch thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng cho chính quyền địa phương, nhân dân khu vực để họ thấy được lợi ích của địa phương cũng như của bản thân sau khi dự án hoàn thành.

Chủ trương, quyết định thu hồi đất phải được thông báo tới người dân qua đài phát thanh địa phương để mọi người dân được biết, đối với diện tích di dời cần phải họp, giải thích rõ ràng, giải tỏa thắc mắc, thông báo rõ mức đền bù theo quy định của chính quyền để những đối tượng này chuẩn bị tinh thần, tuyệt đối tránh gây hoang mang cho người dân hoặc đưa ra những thông tin mập mờ gây hiểu lầm, điều đó sẽ càng gây khó khăn cho việc giải tỏa.

Cần thực hiện đổi mới quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Hiện nay, thực hiện bồi thường trước rồi mới tái định cư cho người dân sau. Điều này tỏ ra không hợp lý. Do tâm lý người dân muốn được an cư, ổn định về cuộc sống cho nên khi tiến hành giải tỏa rồi mới lo cho họ chỗ ở, người dân sẽ cảm thấy bất an, họ sẽ chần chừ, nán lại nơi ở cũ. Điều này thường xảy ra với các

72

gia đình có thu nhập thấp, công ăn việc làm không ổn định. Vì vậy, khi người dân được đảm bảo chỗ ở ngay khi tiến hành giải tỏa thì chắc chắc họ sẽ an tâm hơn. Đảm bảo rằng, họ sẽ nhanh chóng chấp hành quyết định của cơ quan quản lý nhà nước.

c. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng

Đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu và thanh quyết toán. Xem xét lại cơ chế thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư trên cơ sở nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ đầu tư có quyền thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo quyết toán của mình.

3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2025 (Trang 69 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)