quy hoạch, chính sách đầu tư công
2.2.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược đầu tư công.
Năm 2011, Thành phố đã ban hành Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược xác định xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành thủ đô phát triển kinh tế - khoa học công nghệ - văn hoá - xã hội toàn diện, bền vững; bảo đảm xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng, quản lý đô thị và phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế; coi phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng và quản lý đô thị là nhiệm vụ trọng tâm; phát triển văn hóa - xã hội là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng thủ đô Hà Nội, chính quyền Thành phố xác định bên cạnh huy động nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, coi trọng đặc biệt nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế thuộc khu vực tư nhân. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng thủ đô Hà Nội hết sức nặng nề nhưng cũng hết sức vẻ vang, Chiến lược xác định để xây dựng thủ đô theo định hướng, mục tiêu đặt ra, cần coi trọng khai
41
thác nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, tiến tới giảm dần nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Để triển khai thực hiện Luật Đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020. Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg và văn bản 5318/BKHĐT- TH ngày 15/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020, UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị
số16/CT-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2014 chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND
các quận, huyện, thị xã, các tổng công ty và công ty nhà nước thuộc thành phố, các đơn vị sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi tắt là các sở, ngành, quận, huyện) triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020.
2.2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Kế hoạch đầu tư công được hiểu là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối ngduồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện. Theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014, có 02 loại kế hoạch đầu tư công, gồm: kế hoạch đầu tư công trung hạn (5 năm); và kế hoạch đầu tư công hàng năm.
Đối với kế hoạch đầu tư công hàng năm, UBND thành phố đều chỉ đạo các ngành rà soát tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công làm cơ sở để có những chỉ đạo, điều hành về điều chỉnh, điều hòa kế hoạch vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đặc biệt các dự án trọng điểm. Đây có thể nói là dấu hiệu tích cực trong điều hành thu - chi ngân sách Thành phố theo kế hoạch đặt ra nhằm thực hiện Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
42
Thực hiện Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Công văn số 5518/BKHĐT-TH ngày 15/08/2014 UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành, quận. huyện, thị xã lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội theo đúng các chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 được thực hiện trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn do Quốc hội giảm tỷ lệ điều tiết ngân sách của thành phố Hà Nội từ 42% xuống còn 35%, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cân đối, bố trí vốn cho kế hoạch đầu tư công trong khi nhu cầu đầu tư của thành phố rất lớn đảm bảo cho sự tăng trưởng của thành phố cũng như đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố khóa XVI đề ra. Trước những khó khăn đó, UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn theo đúng nguyên tắc ưu tiên tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của các quận, huyện, thị xã; bố trí vốn tập trung, không dàn trải, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước.
Trong quá trình triển khai lãnh đạo Thành ủy - HĐND thành phố - UBND thành phố đã làm việc trực tiếp với các quận huyện, huyện, thị xã và tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành rà soát lại kế hoạch đầu tư công trung hạn theo hướng rà soát cắt bỏ các dự án chưa thực sự cần thiết, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án giáo dục, y tế, các dự án kết cấu hạ tầng khung để phát triển kinh tế nông thôn, các dự án an sinh xã hội hỗ trợ xóa đói giảm nghèo… và trình HĐND thành phố ban hành các nghị quyết được cập nhật, điều chỉnh tại các Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 03/07/2017, số 15/NQ-HĐND ngày 15/12/2017, Nghị quyết 08/NQ-HĐND ngày 04/12/2018 và Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 04/12/2019.
43
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố, sự cố gắng của các cấp, các ngành trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 vẫn còn chậm và phải điều chỉnh nhiều lần (có thời điểm, cuối năm 2018 đề xuất bổ sung 100 dự án tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư, sau 01 năm đề xuất đưa ra 52 dự án,…). Nghị quyết của HĐND thành phố đầu tiên về đầu tư công trung hạn được phê duyệt tại kỳ họp tháng 12/2016. Từ đầu kỳ trung hạn đến nay, thành phố phải thực hiện nhiều lần cập nhật điều chỉnh bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Bảng2.1.Mộtsốchỉtiêuđầutưcôngcủa thànhphốHà Nội(đơn vị:tỷ đồng)
TT Chỉtiêu 2018 2019 2020
Vốnđầutưkhuvựcnhà
nước 130.221 131.807 141.702
1 Vốn NSNN 74.429 68.775 72.416
2 Vốn vay 36.596 45.079 47.757
3 Vốn tự có của các DNNN 16.478 14.718 18.122
4 Vốn huy động khác 2.718 3.235 3.407
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Từ bảng trên cho thấy, trong cơ cấu vốn đầu tư khu vực nhà nước, vốn NSNN chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%), vốn vay chiếm khoảng 30%, còn lại 20% là vốn tự có của DNNN và vốn huy động từ các nguồn khác.
Bảng 2.2. Tỷ trọng vốn đầu tư công/tổng vốn đầu tư xã hội của thành phố HàNội(đơn vị: tỷđồng)
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng vốn đầu tư xã hội 277.950 308.219 340.778 385.313 413.500
44
Tỷ lệ % 42,4 39,3 38,2 34,2 34,2
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Tỷ trọng vốn đầu tư công/tổng vốn đầu tư xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 giảm khoảng 8%, điều này cho thấy tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội đang dần tập trung vào vốn ngoài nhà nước (chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư) để giảm bớt áp lực cho ngân sách nhà nước.
Bảng2.3.ChiđầutưpháttriểnvàXDCBbằngngân sách địa phương củathành
phốHà Nội
Năm 2016 2017 2018 2019
Chi đầu tư phát triển (tỷ đồng) 28.409 31.077 38.081 33.000
Chi đầu tư XDCB (tỷ đồng) 28.156 29.754 36.892 31.715
Tỷ lệ XDCB/ĐTPT (%) 99.1 95,7 96,9 96,1
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Nhu cầu đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách địa phương của thành phố
Hà Nội là rất lớn. Có thể coi chi đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách địa phương của thành phố là chi đầu tư XDCB bởi nội dung chi này hàng năm chiếm đến trên 95% chi đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách. Theo báo cáo quyết toán ngân sách của Thành phố qua các năm, trong giai đoạn 2016-2020, quy mô chi đầu tư XDCB bằng ngân sách nhà nước đã tăng khoảng 1,1 lần, từ 28.156 tỷ đồng năm 2016 lên 31.175 tỷ đồng năm 2020, tăng 3.559 tỷ đồng.
2.2.2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch đầu tư công.
“Quy hoạch đầu tư công” là sự bố trí, sắp xếp của các chương trình, dự án đầu tư công trên một lãnh thổ nhất định dựa trên các phương án thay đổi hiện trạng nhằm đạt được hiệu suất và hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công cao nhất. Cho đến thời điểm hiện nay UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan nhà nước có liên quan chưa ban hành văn bản riêng biệt nào về quy hoạch đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Vấn đề này theo tìm hiểu của tác giả
45
có thể được lồng ghép trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (ban hành kèm theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ).