1.3.3.1 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
Huy động vốn từ nguồn vốn nhà nước và các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển của Đà Nẵng được đánh giá là một trong những thành tựu nổi bật trong việc huy động nguồn lực cho tăng trưởng của thành phố này. Từ khi được chia tách thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (theo Nghị quyết của Quốc Hội khóa IX về việc chia tách địa giới hành chính, kể từ ngày 01/01/1997); trong từng giai đoạn, Đà Nẵng đã có sự cơ cấu và chuyển dịch nguồn vốn đầu tư công mang tính tích cực và hợp lý. Trong giai đoạn đầu mới chia tách, cần phải đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng thì vốn đầu tư phát triển được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước có tỷ lệ khá cao so với tổng vốn đầu tư phát triển của thành phố. Bên cạnh đó, để triển khai tốt nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì thành phố đã có sự bố trí nguồn vốn đối ứng và chuẩn bị kỹ lưỡng các nguồn lực như: tiền mặt, nhân lực, cơ sở vật chất… để triển khai thực hiện các dự án có hiệu quả. Một đặc điểm khác trong cơ cấu hình thành vốn đầu tư công ở Đà Nẵng là tỷ trọng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ thu tiền sử dụng đất trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là khá cao; chính quyền thành phố Đà Nẵng đã triển khai chủ trương “khai thác quỹ đất phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội”, do vậy đã làm cho tỷ trọng này của thành phố Đà Nẵng luôn ở mức khá cao. Thành phố Đà Nẵng đã tập trung phát triển đồng bộ nhiều công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế, kết hợp với các công trình kiến trúng có quy mô lớn và các công trình do Trung ương đầu tư đã hình thành nên diện mạo “đô thị trẻ” theo hướng hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng phúc lợi công cộng và cải thiện điều kiện sống của người dân. Nếu xem xét đặc điểm đầu tư công theo lĩnh vực đầu tư tại Đà Nẵng, thì có thể nhận thấy cơ cấu đầu tư công tại thành phố này đang có sự dịch chuyển từ lĩnh vực kinh tế sang
28
các lĩnh vực xã hội và phát triển con người. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển mang tính toàn diện và bền vững của nền kinh tế - xã hội.
1.3.3.2. Kinh nghiệm của Hải Phòng
Theo Quyết định số 1079/2017/QĐ-UBND ngày 08/5/2017 của UBND thành phố Hải Phòng, việc phân cấp, quản lý vốn đầu tư công đối với các quận, huyện được quy định chặt chẽ hơn và có nhiều điểm mới do quy định cũ có nhiều bất cập và chưa tạo nhiều thuận lợi trong thực hiện chủ trương phân cấp vốn đầu tư công cho các quận, huyện của Thành phố.
Quyết định số 1079/2017/QĐ-UBND tuân thủ nguyên tắc: Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, chấm dứt cơ chế xin - cho, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; bảo đảm minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư công. Đặc biệt, phân cấp triệt để cho các địa phương trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu của địa phương. Việc phân cấp cho các quận, huyện quản lý và sử dụng vốn đầu tư công góp phần tạo sự linh hoạt, chủ động trong thực hiện các mục tiêu của địa phương.
Trên cơ sở các quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, quản lý đầu tư công, kế hoạch đầu tư công hằng năm đã được Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định, Chủ tịch UBND Thành phố quyết định giao, điều chỉnh tổng mức vốn đầu tư công từng địa phương theo từng nguồn vốn. Từ đó, Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định giao, điều chỉnh vốn đầu tư công các dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thành phố cũng quy định, Chủ tịch UBND quận, huyện không phân bổ vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách thành phố cho các dự án do UBND cấp xã quyết định đầu tư, trừ các dự án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Khắc phục những yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư công, thành phố Hải Phòng yêu cầu các địa phương không giao, điều chỉnh chi
29
tiết vốn đầu tư công của địa phương vượt quá mức vốn được giao. Cùng với đó, chỉ giao vốn các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm. Riêng đối với các dự án khởi công mới, ngoài các điều kiện nêu trên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch. Đáng lưu ý, việc giao kế hoạch vốn đầu tư công phải theo thứ tự ưu tiên. Trong đó, nguyên tắc đầu tiên là bố trí tối thiểu 30% tổng vốn được giao để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Trong trường hợp nợ đọng xây dựng cơ bản thấp hơn 30% tổng số vốn được giao, phải bố trí vốn thanh toán dứt điểm khoản nợ. Các địa phương cũng chỉ được bố trí vốn đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01/01/2015.
Đối với vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, các địa phương phải bố trí tối thiểu 50% tổng số vốn cho các dự án do UBND Thành phố quyết định đầu tư; ưu tiên bố trí vốn các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực thiết yếu, giải quyết nhiều kiến nghị của cử tri như y tế, giáo dục, giao thông… Trong từng ngành, lĩnh vực việc bố trí vốn đầu tư công thực hiện theo hướng ưu tiên các dự án hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch; dự án thực hiện chương trình chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án khởi công mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu; dự án dự kiến khởi công mới giai đoạn 2016-2020 bảo đảm bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư…
Tính chặt chẽ của quy định mới trong quản lý vốn đầu tư công còn được thể hiện rõ khi trong từng dự án cũng phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên bố trí vốn. Cụ thể, phải dành vốn hoàn trả các khoản ứng trước vốn đầu tư công (nếu có); thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, sau đó mới bố trí kế hoạch vốn cho khối lượng mới theo tiến độ được phê duyệt. Đặc biệt, các địa phương không
30
được yêu cầu nhà thầu tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án khi chưa được bố trí vốn, bảo đảm không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.