Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư công nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư công, cụ thể:
Thứ nhất, cần phải nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc trong QLNN về đầu tư công để hoạt động QLNN về đầu tư đảm bảo được hiệu quả như mong muốn.
Thứ hai, khuyến khích sự tham gia đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt đối với những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có quy mô lớn để giảm áp lực đầu tư từ vốn ngân sách.
Thứ ba, khi ngân sách cho đầu tư công hạn chế trong bối cảnh nhu cầu đầu tư công cao, thì điều quan trọng là cần xác định thứ tự ưu tiên đối với các dự án đầu tư công trên phạm vi quốc gia, cũng như trên phạm vi của từng địa phương; ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, bố trí vốn cho những dự án chuyển tiếp, dở dang để đảm bảo tiến độ, dự án trọng điểm, dân sinh bức xúc, dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; không bố trí vốn cho những dự án chuẩn bị thực hiện, chuẩn bị đầu tư nếu chưa cân đối được nguồn vốn, điều này một mặt giảm bớt áp lực cho ngân sách một mặt đảm bảo sự tập trung trong bố trí vốn; tránh tình trạng dàn trải, gây nên tình trạng lãng phí nguồn lực và làm suy giảm hiệu quả của các dự án đầu tư công.
Thứ tư, cần quan tâm đầu tư cho công tác xây dựng các kế hoạch đầu tư công trung hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Kỷ luật tài khóa cần phải được tôn trọng để đảm bảo việc tuân thủ các trần chi tiêu cũng như kế hoạch ngân sách đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt. Cần có chính sách yêu cầu và đảm bảo việc các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp phải
31
hoàn toàn minh bạch và có trách nhiệm cao trong phân bổ ngân sách. Tăng cường sự phân cấp trong quản lý đầu tư công với các yêu cầu cụ thể.
32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI