Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2025 (Trang 60 - 63)

Thứ nhất, sự thiếu chặt chẽ của các văn bản pháp luật.

Luật Đầu tư công được ban hành đầu tiên và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật Đầu tư công đóng vai trò là luật khung, áp dụng chung cho các hoạt động đầu tư công, “việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, hoạt động đầu tư công phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”, nhưng Luật này chưa giải quyết được vấn đề xung đột pháp luật với các đạo luật khác. Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công được ban hành chậm; quá trình triển khai trong thực tiễn có quá nhiều vướng mắc do mâu thuẫn với các Luật khác như Luật đất đai; Luật xây dựng; Luật bảo vệ môi trường nên cần có thời gian nghiên cứu thống nhất tổ chức thực hiện giữa các cơ quan liên quan.

Thứ hai, công tác chuẩn bị đầu tư của nhiều dự án còn chưa tốt.

Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều trở ngại, vướng mắc, mất nhiều thời gian nên làm chậm tiến độ của hầu hết các dự án. Nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư do chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao, gây khó khăn trong việc cân đối vốn và hoàn thành dự án theo đúng tiến độ.

Trong công tác chuẩn bị đầu tư, vẫn còn tình trạng một số dự án chuẩn bị đầu tư và phê duyệt dự án mang tính hình thức để có điều kiện ghi vốn. Khi dự án đã được quyết định đầu tư và bố trí vốn mới thực sự tiến hành chuẩn bị đầu tư, nên chưa thể tiến hành thi công và giải ngân hết số vốn theo kế hoạch.

Thứ ba, khâu tổ chức thực hiện dự án đầu tư còn nhiều bất cập.

- Do trình độ quản lý, do buông lỏng quản lý, do trình độ kỹ thuật non kém, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Ví dụ công tác khảo sát thiết kế thể hiện rõ nét vấn đề buông lỏng quản lý và tinh thần trách nhiệm chưa cao: định mức

56

và đơn giá khảo sát thiết kế ở nước ta vào loại thấp, đã vậy khi trình duyệt đề cương được giảm tới mức tối thiểu, một số hạng mục bị cắt tùy tiện vô tội vạ để phù hợp với kinh phí... Quá trình thực hiện của tư vấn thiếu sự giám sát, kiểm tra, nhiều bản vẽ thiết kế dự toán không sát với tình hình thực tế... Nhiều hồ sơ thiết kế khi thiết kế đã sử dụng tài liệu của công trình khác hoặc nội suy. Tất cả những điều đó dẫn đến các bản vẽ thiết kế khi mang ra thi công phải điều chỉnh nhiều lần. Trong điều hành và triển khai đầu tư các dự án, một số sự đầu tư và cán bộ quản lý dự án còn thiếu quyết liệt, chưa chủ động và còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ; công tác phối hợp giữa các sở, ngành, UBND các huyện và các chủ đầu tư trong giải quyết các thủ tục đầu tư, xử lý và tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong quá trình đầu tư và thiếu chủ động và chưa được kịp thời.

- Do những tiêu cực như tham nhũng, hối lộ trong quá trình thực hiện đầu tư ở tất cả các khâu: khảo sát, thiết kế, đấu thầu, thi công, giám sát, nghiệm thu... Thất thoát lãng phí do tổ chức đấu thầu không minh bạch, do chọn nhà thầu không đúng yêu cầu, man trá khi lập hồ sơ dự thầu, đại hạ giá dự thầu và nâng cao tỷ lệ phần trăm "lại quả" để có được hợp đồng để rồi sẽ tìm cách thu hồi lại sau; chia nhỏ gói thầu để thực hiện chỉ định thầu; gian dối khối lượng trong khảo sát thiết kế thi công; nghiệm thu khống, gian trá khối lượng, cho qua các khuyết tật, dùng vật tư thiết bị không đúng phẩm chất… Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, tình trạng đội vốn đầu tư xảy ra ở hầu khắp các công trình. Tình trạng các dự án đầu tư công bị đội giá đang trở thành vấn đề nghiêm trọng gây thất thoát lãng phí ngân sách, gây ảnh hưởng đến mức huy động nguồn lực của nhà nước.

Thứ tư,sự phối hợp trong công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực đầu tư chưa chặt chẽ, quy trình phối hợp và chế độ trách nhiệm chưa gắn kết với nhau, chưa kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực đầu

57

tư công. Lộ trình xóa bỏ tình trạng khép kín của các bên A, B...trong đầu tư công tiến hành còn chậm.

Thứ năm, cơ chế quản lý hiện nay vừa chồng chéo nhau, cồng kềnh, dẫn tới nhiều chủ thể có thẩm quyền can thiệp vào dự án nhưng không xác định được trách nhiệm thuộc về ai, do đó công tác quản lý chưa hiệu quả.

58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2025 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)