5. Kết cấu báo cáo:
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, chúng ta có thể chia ra thành hai nhóm nhân tố cơ bản đó là: Nhóm nhân tố vĩ mô và nhóm nhân tố vi mô.
1.3.3.1. Nhóm nhân tố vĩ mô
Môi trường pháp luật:
Pháp luật là công cụ quản lý của nhà nước. Mỗi cá nhân, tổ chức đều chịu sự chi phối của nhà nước và các Ngân hàng thương mại cũng không phải là ngoại lệ. Hơn thế hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm- kinh doanh tiền tệ thì sự giám sát của nhà nước là hết sức quan trọng và cần thiết. Những quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền giúp cho hoạt động tín dụng các Ngân hàng và các tổ chức tài chính lành mạnh hơn và góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ
người dân cũng như toàn bộ nền kinh tế. Trước hết, các quy định pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong đó có định hướng cho vay tiêu dùng. Nếu tại một quốc gia nào đó hạn chế hoặc không cho phép Ngân hàng tiến hành nghiệp vụ cho vay tiêu dùng thì Ngân hàng đó sẽ không thực hiện hoạt động cho vay này. Còn nếu quy định luật pháp liên quan tới hoạt động này quá lỏng lẻo thì hoạt động tín dụng này không thể lành mạnh được. Vì vậy cần có các quy định cụ thể, rõ ràng được xây dựng một cách chuẩn mực, có hệ thống về cho vay tiêu dùng để hoạt động này ngày càng mở rộng hơn. Ngoài ra, hệ thống pháp luật cũng tác động đến cộng đồng dân cư trong xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức khác…đây là những khách hàng của Ngân hàng và từ đó tác động đến hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
Môi trường kinh tế-chính trị:
Đây cũng chính là một nhân tố không kém phần quan trọng so với môi trường pháp luật. Những chỉ tiêu như: thu nhập quốc dân (GDP), tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp…Phản ánh trung thực thực trạng nền kinh tế của một quốc gia. Nếu nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng và phát triển ổn định thì đời sống của người dân có xu hướng phát triển theo, nhu cầu tiêu dùng trong xã hội tăng mạnh. Vì vậy, khi xã hội phát triển thì thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến chi tiêu cho tiêu dùng tăng mạnh. Tình hình chính trị tác động mạnh đến nền kinh tế cũng như cho vay tiêu dùng: Nếu như một quốc gia thường xuyên xảy ra bạo loạn, chiến tranh, bất ổn về chính trị thì nền kinh tế đó sẽ không thể phát triển. Do vậy tại những nước này, các hoạt động của Ngân hàng cũng sẽ bị đình trệ và không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng. Vì vậy, phải có một nền kinh tế bền
vững và chính trị ổn định thì kinh tế đất nước mới phát triển.
Các yếu tố thuộc môi trường văn hoá-xã hội bao gồm: tập quán xã hội, thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí, thị hiếu của người dân, an ninh trật tự, an toàn xã hội…có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu người dân luôn có mong muốn thoả mãn những nhu cầu của mình một cách nhanh chóng, luôn muốn cải thiện và nâng cao mức sống thì cho vay tiêu dùng sẽ có cơ hội phát triển. Còn ngược lại, nếu người dân có thói quen không thích mua sắm, không có thói quen tiêu dùng quá mức những gì mà họ có ở hiện tại thì xu hướng của họ là sẽ tiết kiệm chứ không phải đến Ngân hàng để vay vốn
chi tiêu.
1.3.3.2. Nhóm các nhân tố vi mô
Nhóm các nhân tố vi mô xuất phát từ cả hai phía khách hàng và Ngân hàng
thương mại.
Những nhân tố xuất phát từ phía khách hàng:
Khả năng tài chính của khách hàng: Đây là một chỉ tiêu quan trọng mà Ngân hàng quan tâm khi khách hàng vay vốn. Trong quá trình thẩm định, Ngân hàng không chỉ quan tâm đến tình hình tài chính của khách hàng mà còn quan tâm tới thu nhập hiện tại và khả năng trả nợ của khách hàng: Những khách hàng có thu nhập cao, ổn định thì Ngân hàng sẽ muốn cho vay và trong cho vay tiêu dùng thì đây là tiêu chí quan trọng và các Ngân hàng xem nó là chỉ tiêu quan trọng trong vấn đề cấp tín dụng cho khách hàng. Trên thực tế các khoản cho vay thường tiêu dùng thường có những cam kết trả nợ của khách hàng được bảo đảm dựa trên thu nhập của họ. Vì vậy, người có thu nhập cao tiến hành trả nợ thì ít gây ảnh hưởng trong đến cuộc sống hàng ngày của họ, ít ảnh hưởng đến tình hình tài chính của gia đình họ và khoản tín dụng mà Ngân hàng cấp sẽ an toàn hơn rất nhiều. Đạo đức của khách hàng: Nhân tố này ảnh hưởng đến hành vi trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng có đạo đức tốt, chấp hành tốt quy định trả nợ gốc và lãi của Ngân hàng. Còn nếu khách hàng không có đạo đức tốt thì rất khó khăn trong việc thu hồi nợ. Tài sản đảm bảo: Là cơ sở để phòng ngừa rủi ro tín dụng, nếu khi khách hàng vay vốn mà họ có tài sản đảm bảo thì sẽ an toàn hơn cho Ngân hàng: Khi khách hàng không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng có
thể phát mại tài sản để thu hồi một phần hay toàn bộ nợ của khách hàng đó. Vậy nên ở Việt Nam, hầu hết các Ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng đều yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo.
Nhân tố xuất phát từ phía Ngân hàng:
Công tác thẩm định: Quá trình thẩm định trong cho vay tiêu dùng gặp nhiều khó khăn đây chính là nguyên nhân gây ra thời gian thẩm định khá dài nên khách hàng không mặn mà lắm với cho vay tiêu dùng. Cho nên, Ngân hàng tiến hành khâu này một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chính xác, không gây phiền hà cho khách hàng sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Điều này sẽ tạo ra một ấn tượng tốt đối với
khách hàng cá nhân trong cho vay tiêu dùng.
Nguồn nhân lực: Là nhân tố quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới hầu hết các nghiệp vụ khác của Ngân hàng. Nếu cán bộ Ngân hàng có đạo đức nghề nghiệp cao, có tinh thần trách nhiệm thì hoạt động tín dụng sẽ hạn chế được phần nào rủi ro và tạo ra khả năng phát triển rất lớn. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc và giao tiếp trực tiếp giữa nhân viên tín dụng và khách hàng diễn ra thường xuyên nên vai trò của nhân viên tín dụng là rất quan trọng. Vậy nên các Ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên có năng lực, có
trình độ, có tư cách đạo đức, chất lượng nghề nghiệp.
Nguồn vốn của Ngân hàng: Một điều vô cùng quan trọng trong việc mở rộng, đi sâu vào các hoạt động cho vay tiêu dùng đấy chính là nguồn vốn. Nếu một Ngân hàng có vốn càng lớn sẽ đầu tư nhiều vào trang thiết bị, nguồn nhân lực…cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Thông qua đó, cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng và phát triển sâu hơn và Ngân hàng sẽ tăng hạn mức cho vay tiêu dùng.
CHƯƠNG 2: MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NH TPBANK – CN HÀ THÀNH GIAI
ĐOẠN 2019-2020 2.1. Khái quát về ngân hàng TPBank
2.1.1. Tổng quan về ngân hàng TPBank a) Tên Ngân Hàng a) Tên Ngân Hàng
Ngân hàng Tiên Phong (TPBank
Loại hình: Ngân Hàng TMCP
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm:Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.
b) Mục tiêu hoạt động
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu
quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng, QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank… TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T’aio với trí thông minh nhân tạo AI và công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay… Tất cả những sản phẩm vượt trội đó đã
giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và
vượt trội tại Việt Nam.
TPBank cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài như Tổ chức Tài chính quốc tế IFC và Quỹ đầu tư Phần Lan PYN Elite Fund. Năm 2018, TPBank đã niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hoạt động ổn định và bền vững của nhà băng.
c) Chiến lược, phương hướng hoạt động
Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy
nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với khách hàng, để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến.
TẦM NHÌN, SỨ MỆNH
Tầm nhìn
Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
Sứ mệnh
Thứ nhất, TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng và đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao
Thứ hai, TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.
Thứ ba, TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.
Thứ tư, TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
5 giá trị cốt lõi dưới đây chính là nền tảng để TPBank xây dựng thương hiệu, xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng, các cổ đông và là điều kiện cần để TPBank đạt được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai:
Liêm chính: Liêm khiết, chính trực, là đạo đức nghề nghiệp và phẩm
.Sáng tạo: Mỗi cá nhân cần đổi mới trong nhận thức, sáng tạo và đột
phá trong giải pháp, quyết liệt trong thực hiện nhằm mang lại giá trị đích thực cho Ngân hàng và Khách hàng.
Cầu tiến: Mỗi cá nhân phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, phát huy sở
trường, năng lực nội tại, tiềm năng của mỗi cá nhân và đơn vị. Ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất để mỗi cá nhân vươn tới sự hoàn hảo.
Hợp lực: Là cộng lực, hợp tác, gắn bó và chia sẻ trong công việc, nhận
thức rõ giá trị của các cá nhân nằm trong giá trị của Ngân hàng.
Bền bỉ: Là kiên định, vững chí vượt qua mọi khó
Khi một cổ đông so sánh việc phát triển ngân hàng số giữa TPBank với các ngân hàng khác trên thị trường, ông Ðỗ Anh Tú, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng tự tin nói, TPBank "đang dẫn trước các đối thủ ít nhất một năm".
"Hiện có ngân hàng nào tại Việt Nam khi bạn gọi Call Center mà không cần nói gì cả, họ sẽ tự biết bạn là ai; 24/7 bạn lúc nào cũng có thể làm được thẻ chỉ cần khuôn mặt và vân tay. Có thể mặt này chúng tôi hơn, mặt kia chúng tôi kém, nhưng nếu chấm điểm tổng thể, không ai nói rằng TPBank đứng thứ hai về ngân hàng số", Phó chủ tịch TPBank nói.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết, mỗi năm, ngân hàng này dành ra 400-500 tỷ đồng đầu tư cho công nghệ, chưa kể chi phí vận hành các hạ tầng đã có. Ðây là con số lớn nhưng TPBank cho rằng lợi ích mang lại sẽ không kém. Ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí vận hành, giảm bớt tuyển dụng và tăng thu nhập hoạt ðộng. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ robot, chatbot, AI cũng giảm bớt rủi ro trong hoạt động, rủi ro đạo đức. Như việc áp dụng robot, năm ngoái TPBank triển khai 75 robot giúp giảm bớt 180 nhân sự toàn thời gian. Năm nay, dự kiến ngân hàng triển khai thêm 140 robot trong các khâu hoạt ðộng.
Chiến lược số cũng giảm bớt hạn chế về mạng lưới đối với TPBank, một ngân hàng được đánh giá non trẻ. Mỗi năm, chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước chỉ cho mở một lượng chi nhánh nhất định. Nếu phụ được với TPBank.
"Số lượng khách hàng hiện tại là 4 triệu và đa phần là cá nhân, so với toàn ngành còn ở mức khiêm tốn. Việc mở rộng đến từ nhiều kênh, việc đi theo ngân hàng
số khắc phục được vấn đề về chi nhánh", ông Hưng nói và cho biết những năm tới, chiến lược của TP Bank là tiếp tục được đầu tư mạnh cho công nghệ.
Nãm nay, TPBank đặt kế hoạch 5.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 32% so với thực hiện năm 2020. Tổng tài sản, huy động vốn tăng trên 20%, nợ xấu dự kiến dưới 2%. Trước đó, ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận chỉ tăng 25%.
Ông Hưng cho biết, việc điều chỉnh mục tiêu tăng căn cứ từ tình hình hoạt động trong quý I. Ba tháng đầu nãm, ngân hàng đạt hơn 1.400 tỷ đồng lợi nhuận, tăng trưởng tính dụng xấp xỉ 5%. Nếu tính tới nay, tãng trưởng tín dụng TP Bank đã đạt gần 7%.
TPBank đề xuất không chia cổ tức trong nãm 2020 để mở rộng hoạt ðộng kinh doanh.
Ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên gần 11.717 tỷ đồng bằng việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Số cổ phiếu phát hành là tối đa 100 triệu cổ phiếu, tương đương 9,33% vốn điều lệ. Số lượng chào bán dưới 100 nhà đầu tư. Cổ phiếu chào bán riêng lẻ bị hạn chế 3 năm chuyển nhượng đối với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
d) Kết quả, thành tựu đạt được
Đối với TPBank nói chung
Nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế cũng liên tục đánh giá cao TPBank với nhiều giải thưởng danh giá: Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam… Năm 2018, Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s liên tục nâng mức xếp hạng tín nhiệm của TPBank lên mức B1 với triển vọng ổn định. TPBank cũng được Tạp chí The Asian Banker bình chọn nằm trong Top 10 Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam, Top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á. Đặc biệt, tháng 11/2018,