Tổng quan về ngân hàng TPBank

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với sản phẩm cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP tiên phong bank (TPBank) (Trang 33 - 38)

5. Kết cấu báo cáo:

2.1.1. Tổng quan về ngân hàng TPBank

a) Tên Ngân Hàng

Ngân hàng Tiên Phong (TPBank

Loại hình: Ngân Hàng TMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm:Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.

b) Mục tiêu hoạt động

TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu

quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng, QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank… TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T’aio với trí thông minh nhân tạo AI và công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay… Tất cả những sản phẩm vượt trội đó đã

giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và

vượt trội tại Việt Nam.

TPBank cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài như Tổ chức Tài chính quốc tế IFC và Quỹ đầu tư Phần Lan PYN Elite Fund. Năm 2018, TPBank đã niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí

Minh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hoạt động ổn định và bền vững của nhà băng.

c) Chiến lược, phương hướng hoạt động

Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy

nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với khách hàng, để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến.

TẦM NHÌN, SỨ MỆNH

Tầm nhìn

Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

Sứ mệnh

Thứ nhất, TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng và đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao

Thứ hai, TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.

Thứ ba, TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.

Thứ tư, TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

5 giá trị cốt lõi dưới đây chính là nền tảng để TPBank xây dựng thương hiệu, xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng, các cổ đông và là điều kiện cần để TPBank đạt được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai:

Liêm chính: Liêm khiết, chính trực, là đạo đức nghề nghiệp và phẩm

.Sáng tạo: Mỗi cá nhân cần đổi mới trong nhận thức, sáng tạo và đột

phá trong giải pháp, quyết liệt trong thực hiện nhằm mang lại giá trị đích thực cho Ngân hàng và Khách hàng.

Cầu tiến: Mỗi cá nhân phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, phát huy sở

trường, năng lực nội tại, tiềm năng của mỗi cá nhân và đơn vị. Ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất để mỗi cá nhân vươn tới sự hoàn hảo.

Hợp lực: Là cộng lực, hợp tác, gắn bó và chia sẻ trong công việc, nhận

thức rõ giá trị của các cá nhân nằm trong giá trị của Ngân hàng.

Bền bỉ: Là kiên định, vững chí vượt qua mọi khó

Khi một cổ đông so sánh việc phát triển ngân hàng số giữa TPBank với các ngân hàng khác trên thị trường, ông Ðỗ Anh Tú, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng tự tin nói, TPBank "đang dẫn trước các đối thủ ít nhất một năm".

"Hiện có ngân hàng nào tại Việt Nam khi bạn gọi Call Center mà không cần nói gì cả, họ sẽ tự biết bạn là ai; 24/7 bạn lúc nào cũng có thể làm được thẻ chỉ cần khuôn mặt và vân tay. Có thể mặt này chúng tôi hơn, mặt kia chúng tôi kém, nhưng nếu chấm điểm tổng thể, không ai nói rằng TPBank đứng thứ hai về ngân hàng số", Phó chủ tịch TPBank nói.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết, mỗi năm, ngân hàng này dành ra 400-500 tỷ đồng đầu tư cho công nghệ, chưa kể chi phí vận hành các hạ tầng đã có. Ðây là con số lớn nhưng TPBank cho rằng lợi ích mang lại sẽ không kém. Ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí vận hành, giảm bớt tuyển dụng và tăng thu nhập hoạt ðộng. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ robot, chatbot, AI cũng giảm bớt rủi ro trong hoạt động, rủi ro đạo đức. Như việc áp dụng robot, năm ngoái TPBank triển khai 75 robot giúp giảm bớt 180 nhân sự toàn thời gian. Năm nay, dự kiến ngân hàng triển khai thêm 140 robot trong các khâu hoạt ðộng.

Chiến lược số cũng giảm bớt hạn chế về mạng lưới đối với TPBank, một ngân hàng được đánh giá non trẻ. Mỗi năm, chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước chỉ cho mở một lượng chi nhánh nhất định. Nếu phụ được với TPBank.

"Số lượng khách hàng hiện tại là 4 triệu và đa phần là cá nhân, so với toàn ngành còn ở mức khiêm tốn. Việc mở rộng đến từ nhiều kênh, việc đi theo ngân hàng

số khắc phục được vấn đề về chi nhánh", ông Hưng nói và cho biết những năm tới, chiến lược của TP Bank là tiếp tục được đầu tư mạnh cho công nghệ.

Nãm nay, TPBank đặt kế hoạch 5.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 32% so với thực hiện năm 2020. Tổng tài sản, huy động vốn tăng trên 20%, nợ xấu dự kiến dưới 2%. Trước đó, ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận chỉ tăng 25%.

Ông Hưng cho biết, việc điều chỉnh mục tiêu tăng căn cứ từ tình hình hoạt động trong quý I. Ba tháng đầu nãm, ngân hàng đạt hơn 1.400 tỷ đồng lợi nhuận, tăng trưởng tính dụng xấp xỉ 5%. Nếu tính tới nay, tãng trưởng tín dụng TP Bank đã đạt gần 7%.

TPBank đề xuất không chia cổ tức trong nãm 2020 để mở rộng hoạt ðộng kinh doanh.

Ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên gần 11.717 tỷ đồng bằng việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Số cổ phiếu phát hành là tối đa 100 triệu cổ phiếu, tương đương 9,33% vốn điều lệ. Số lượng chào bán dưới 100 nhà đầu tư. Cổ phiếu chào bán riêng lẻ bị hạn chế 3 năm chuyển nhượng đối với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

d) Kết quả, thành tựu đạt được

Đối với TPBank nói chung

Nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế cũng liên tục đánh giá cao TPBank với nhiều giải thưởng danh giá: Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam… Năm 2018, Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s liên tục nâng mức xếp hạng tín nhiệm của TPBank lên mức B1 với triển vọng ổn định. TPBank cũng được Tạp chí The Asian Banker bình chọn nằm trong Top 10 Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam, Top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á. Đặc biệt, tháng 11/2018, TPBank đã vinh dự nhận được Huân chương lao động Hạng Ba do Đảng và Nhà Nước trao tặng.

Dựa theo số liệu báo cáo tài chính của TPBank trong năm 2020, ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định được thể hiện qua các con số cụ thể như sau:

Bảng 1 1 : : Báo cáo lợi nhuận ngân hàng TMCP TP Bank năm 2020

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm

2019

Tăng/ Giảm

% Tăng/ giảm

Thu nhập lãi thuần 7.619.057 5.633.322 1.985.735 25% Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 937.033 1.173.945 -236.912 -20% Lãi thuần từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối 408.138 43.861 364.277 831%

Lãi thuần từ mua bán chứng

khoán đầu tư 710.680 910.692 -200.012 -22%

Lãi thuần từ hoạt động khác 694.281 707.643 -13.362 -2% Tổng lợi nhuận trước thuế 4.388.523 3.868.189 520.334 13% Lợi nhuận sau thuế 3.510.189 3.093.842 416.347 13% Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank

Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19, lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng trưởng khá tốt với lợi nhuận sau thuế đạt 3.510 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2019. Trong đó, thu nhập từ lãi thuần đạt 7.619 đồng, chiếm 73% tổng thu nhập hoạt động, thu nhập ngoài lãi đạt 2.750 tỷ đồng, chiếm 23% tổng thu nhập hoạt động

Biểu đồ 1 1 : Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận 2019-2020

Nguồn: Theo báo cáo thường niên TPBank năm 2019-2020

2.1.2. Giới thiệu về TPBank – CN Hà Thành (TTB.MB1)

Năm 2020, Trung tâm đã được Giám Đốc TPBank đến chúc Tết và khen tặng đạt danh hiệu TTB xuất sắc của năm

Dựa theo thống kê báo cáo cuối năm của TTB.MB1,Doanh số giải ngân ô tô giữa các TTB năm 2020 được thể hiện qua các con số cụ thể như sau:

Nhìn chung, TTB.MB1 trong năm vừa qua đã đạt những kết quả thành công nhất định. Đó là sự cố gắng của toàn trung tâm nói chung và từng CV, NV của TTB.MB1- TPBank nói chung. KQKD giải ngân ô tô của TTB.MB1 là 1119 tỷ đồng, TTB.MB2 là

548 tỷ đồng. TTB, MB1 giải ngân hơn TTB.MB3 571 tỷ đồng tương đương 204,19%.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với sản phẩm cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP tiên phong bank (TPBank) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)