Cơ cấu tổ chức của TPBank

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với sản phẩm cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP tiên phong bank (TPBank) (Trang 38 - 44)

5. Kết cấu báo cáo:

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của TPBank

2.1.3.1. Về bộ máy quản lý 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000

LN Thuần LN trước thuế LN sau thuế

Năm 2019 Năm 2020

Sơ đồ 1 1 : Sơ đồ bộ cơ cấu tổ chức của TPBank

Giám đốc: Chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh; chỉ đạo, điều hành công tác Tổ chức nhân sự, kế hoạch phát triển mạng lưới, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển dịch vụ công tác thi đua khen thưởng, phòng chống tham nhũng..., trực tiếp phụ trách khối quản lý rủi ro và phòng kế hoạch tổng hợp; phòng tài chính kế toán, trưởng ban định giá cầm cố tài sản, ban xử lý nợ xấu...; chủ tịch hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý nợ, hội đồng khoa học, hội đồng nâng lương, hội đồng phát mãi tài sản, hội đồng thi đua khen thưởng.

Phó giám đốc 1: Trực tiếp đạo, điều hành và phụ trách khối quan hệ khách hàng và khối trực thuộc gồm các phòng: phòng quan hệ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm.

Phó giám đốc 2: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối tác nghiệp và quản lý nội bộ gồm các phòng: phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách hàng, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng tổ chức hành chính.

2.1.3.2. Cơ cấu các phòng ban

Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp; Thực hiện công tác tín dụng bán buôn; Công tác tài trợ dự án; Nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu.

Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng cá nhân; Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng bán lẻ.

Phòng Quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; Tham mưu hạn mức, giới hạn, cơ cấu tín dụng, kế hoạch giảm nợ xấu; Phân loại nợ và trích lập rủi ro; Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của Chi nhánh, Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh.

Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng; Thực hiện công tác Thanh toán quốc tế.

Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ; tham mưu về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ.

Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Thu thập tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh; Xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; Tổ chức

vận hành hệ thống công nghệ thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của Chi nhánh.

Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế tóan, theo dõi quản lý tài sản giá trị), vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng; Tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.

Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động; Thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, đảm bảo cơ sở vật chất.

Phòng Giao dịch: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ; Thực hiện giao dịch với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối..., Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ vay vốn theo phân quyền.

Các điểm giao dịch Hà Thành, Thanh Xuân, Mỹ Đình, Hà Đông: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ (huy động vốn, cho vay cầm cố, chiết khấu số tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá phát hành và cung cấp các dịch vụ ngân hàng).

2.1.3.3. Tình hình sử dụng lao động

( Trích nguồn: Theo báo khoa học đời sống)

Đến cuối tháng 6/2020, TPBank có 6.991 cán bộ công nhân viên, tăng 1.483 nhân viên so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 791 nhân viên so với đầu năm nay, trong khi mạng lưới hoạt động của ngân hàng vẫn giữ nguyên trong nhiều năm với 35 chi nhánh và 40 phòng giao dịch.

khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến. Nhưng trường hợp của TPBank thì ngược lại, không những không giảm chi phí, mà nhân lực còn tăng thêm ở mức mạnh nhất kể từ ngày thành lập, dù mạng lưới hoạt động không mở rộng, qua đó kéo

chi phí tăng theo.

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh

Dựa theo số liệu báo cáo tài chính của TPBank trong năm 2020, ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định được thể hiện qua các con số cụ thể như sau:

Bảng 2 1 : Báo cáo lợi nhuận ngân hàng TMCP TP Bank năm 2020

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Tăng/ Giảm % Tăng/ giảm

Thu nhập lãi thuần 7.619.057 5.633.322 1.985.735 25% Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 937.033 1.173.945 -236.912 -20% Lãi thuần từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối 408.138 43.861 364.277 831%

Lãi thuần từ mua bán chứng

khoán đầu tư 710.680 910.692 -200.012 -22%

Lãi thuần từ hoạt động khác 694.281 707.643 -13.362 -2% Tổng lợi nhuận trước thuế 4.388.523 3.868.189 520.334 13% Lợi nhuận sau thuế 3.510.189 3.093.842 416.347 13%

Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19, lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng trưởng khá tốt với lợi nhuận sau thuế đạt 3.510 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2019. Trong đó, thu nhập từ lãi thuần đạt 7.619 đồng, chiếm 73% tổng thu

nhập hoạt động, thu nhập ngoài lãi đạt 2.750 tỷ đồng, chiếm 23% tổng thu nhập hoạt động

Biểu đồ 2 1 : : Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận 2019-2020

Nguồn: Theo báo cáo thường niên TPBank năm 2019-2020

(Theo báo khoa học và đời sống) Tính đến 30/6/2020, thu nhập lãi thuần của TPBank đạt 3.492 tỷ đồng, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2019. Các hoạt động dịch vụ và chứng khoán đầu tư có phần kém hơn năm trước khi lần lượt giảm 35% và 15%

Khoản thu từ hoạt động khác của TPBank đạt 495 tỷ đồng, trong khi khoản thu này năm ngoái chỉ có 3 tỷ. Kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này trong 6 tháng qua cũng thu về được khoản lợi nhuận khá cao với 193 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, các chi phí đều tăng cao đã giữ lợi nhuận của TPBank không tăng mạnh hơn. Đáng chú ý, khoản chi phí hoạt động của ngân hàng này lên tới 2.088 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước. Trong đó, chi phí cho nhân viên là hơn 1.168 tỷ đồng, tăng 16%. 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000

LN Thuần LN trước thuế LN sau thuế

Năm 2019 Năm 2020

Năm 2020, Trung tâm đã được Giám Đốc TPBank đến chúc Tết và khen tặng đạt danh hiệu TTB xuất sắc của năm

Quy mô cho vay liên tục được mở rộng

Hoạt đông cho vay luôn chiếm vị trí quan trọng trong các hoat động kinh doanh của ngân hàng, quy mô cho vay không ngừng được mở rộng và có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, điều này phù hợp với đặc thù kinh tế trên địa bàn. Quy mô cho vay tăng lên, nhiều khách hàng vay vốn đến với chi nhánh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc lựa chọn khách hàng tốt, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng.

Về chất lượng tín dụng

Mức nợ xấu vẫn duy trì được tỷ lệ an toàn, không gây mất an toàn đối với nguồn vốn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng giảm đi, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 1,31% (năm 2016) xuống còn 0,67% (năm 2018). Điều này góp phần giảm các nguồn vốn ứ đọng của chi nhánh tại các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, giảm nguy cơ mất vốn, làm tăng tính hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận và uy tín của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với sản phẩm cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP tiên phong bank (TPBank) (Trang 38 - 44)