Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với sản phẩm cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP tiên phong bank (TPBank) (Trang 66 - 67)

5. Kết cấu báo cáo:

3.1.6. Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát nội bộ.

Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng kiểm soát nội bộ.

Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân nên công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay của Chi nhánh chưa thực sự tốt và nó đã trở thành một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Vì vậy, Chi nhánh cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản vay, cụ thể:

Chi nhánh sẽ chú trọng đến nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, rà soát, sàng lọc khách hàng và dư nợ đã có, lựa chọn tiếp tục đầu tư đối với khách hàng kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm. Chủ động rút dần dư nợ, chấm dứt quan hệ với các khách hàng tài chính yếu kém, thua lỗ, có nợ quá hạn. Từ chối cho vay khách hàng có độ an toàn thấp. Quyết liệt xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn.

Thực hiện giải ngân theo đúng quyết định tín dụng, đối chiếu giữa mục đích vay và yêu cầu giải ngân, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Hạn chế giải

ngân bằng tiền mặt (trừ những trường hợp do đặc thù kinh doanh của khách hàng) để có thể kiểm soát tốt hơn việc sử dụng vốn vay.

Những rủi ro xuất hiện sau khi cho vay, còn ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc dự án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả, không minh bạch. Vì vậy, Chi nhánh cần giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời phát hiện những sai phạm

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với sản phẩm cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP tiên phong bank (TPBank) (Trang 66 - 67)