Nâng cao chất lượng công tác thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin KH

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với sản phẩm cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP tiên phong bank (TPBank) (Trang 67 - 70)

5. Kết cấu báo cáo:

3.1.7. Nâng cao chất lượng công tác thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin KH

Hiện nay, các nguồn thông tin mà Chi nhánh thu thập để phục vụ công tác thẩm định vẫn còn những hạn chế, chưa cập nhật. Để khắc phục những hạn chế này và hoàn thiện hệ thống thông tin của mình, Chi nhánh cần triển khai các biện pháp cần thiết nhằm tạo lập một hệ thống thông tin đa chiều, cập nhật để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động tín dụng. Hiện tại, Chi nhánh chủ yếu thu thập thông tin từ: Trung tâm CIC của NHNN, khách hàng vay vốn cung cấp, các cơ quan hữu quan như cơ quan thuế, cơ quan chủ quan, các đối tác của khách hàng, mạng internet.

Để có được nguồn thông tin chính xác phục vụ có hiệu quả cho công tác thẩm định và đánh giá khách hàng, đồng thời góp phần phát hiện và xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề, chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp:

Yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp đầy đủ các thông tin về năng lực dân sự, tình hình tài chính, các hợp đồng, hóa đơn liên quan, đồng thời đòi hỏi cán bộ tín dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm trong viêc thẩm định đảm bảo tính khách quan, trung thực.

Thành lập bộ phận nghiệp vụ chuyên biệt có chức năng thu thập, tổng hợp, phân loại và xử lý thông tin, đồng thời tạo lập mối quan hệ chính thức, trực tiếp với các cơ quan hữu quan, đảm bảo có được những thông tin chính xác.

Xây dựng mạng lưới thông tin, trang bị cho cán bộ thẩm định những phương pháp tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn. Tích cực tiếp cận, cập nhật những thay đổi từ trong đường lối chính sách của các cấp thẩm quyền, đến thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng, điều tra thâm nhập thực tế, hay mua tin từ các

Trang bị thiết bị, phần mềm tiện ích có khả năng tích hợp thông tin từ các phòng ban, từ nhiều nguồn khác nhau… đảm bảo vừa cung cấp thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm. Ngoài ra, Chi nhánh cần thiết lập hệ thống bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn dữ liệu.

3.1.8. Mở rộng các đối tượng khách hàng

Mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, tránh tình trạng khách hàng không trả được nợ.

3.2. Kiến nghị với TPBank-CN Hà Thành

TPBank-CN Hà Thành cần thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ngân hàng đáp ứng yêu cầu của chương trình hiện đại hóa hoàn toàn hệ thống. Đặc biệt là quan tâm và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giao dịch và cán bộ kinh doanh vì đội ngũ này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

TPBank-CN Hà Thành nên tổ chức các chương trình, các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trong tỉnh, có sự luân chuyển nhân sự thích hợp để các cán bộ trong hệ thống có cơ hội được trau dồi thêm kinh nghiệp, kỹ năng thực tiễn.

Nghiên cứu và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới và đề xuất lên Hội sở. Thực hiện phát triển chi nhánh theo hướng đa năng nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường mới, nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng bạn. Quan tâm và chú trọng hơn nữa đến chiến lược Marketing để quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhằm thu hút khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động.

Khuyến khích ý kiến xây dựng, đóng góp của cán bộ lãnh đạo và nhân viên trong Chi nhánh để có định hướng xây dựng các chiến lược phát triển bền vững cho tương lai vì sự phát triển của Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHUNG

Thời gian qua, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì TPBank-CN Hà Thành cũng ngày càng phát triển ổn định hơn. Để có được những thành công đó, không thể không kể đến tầm quan trọng, vai trò chủ chốt của nghiệp vụ cho cho vay. Thông qua việc phân tích các yếu tố như huy động vốn, doanh số cho vay, nợ xấu, thu nhập từ hoạt động cho vay, ta thấy được rằng hoạt động tín dụng tại TPBank-CN Hà Thành đã có nhiều tiến bộ nhất định, chất lượng tín dụng cũng đang dần được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng kèm theo nhiều rủi ro, chi nhánh vẫn phải luôn chú trọng, duy trì mức độ ổn định của hoạt động tín dụng. Đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp để chi nhánh có thể phát triển quy mô rộng lớn hơn.

Nội dung đề tài chỉ là những giải pháp, đề xuất, đóng góp rất nhỏ trong tổng thể các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cho vay mua ô tô của chi nhánh. Với kiến thức có hạn, chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được những đóng góp, phản hồi của thầy cô và các anh chị phía TPBank-CN Hà Thành để bài viết được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB Địa học QG TPHCM

2. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân Hàng thương Mại, NXB Tài Chính

3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2005), Nghiệp vụ Ngân Hàng , NXB Tài Chính

4. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín Dụng và Thẩm Định Tín Dụng Ngân Hàng, NXB tài Chính Hà Nội

5. Nguyễn Du Thành (2011), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN-CN Tân Sơn Nhất, ĐH Kỹ tuật Công Nghệ TPHCM 6. Nguyễn Thị Hiền A( 2008),Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ô tô VPBAnk Trần Duy Hưng

7. Ngân Hàng TMCP TPBank VN: https://tpb.vn/

8. Báo cáo tài chính thường niên TPBank-Chi Nhánh Hà Thành 9. Slide môn NHTM –Học viện Chính sách và Phát triển

10. https://khoahocdoisong.vn/bat-chap-covid-19-tpbank-tang-quy-mo-nhan-su-va- chi-phi-147228.html

11. http://thuvienso.apd.edu.vn/tailieuvn/doc/luan-van-thac-si-tai-chinh-ngan-hang- giai-phap-mo-rong-san-pham-tin-dung-vay-mua-o-to-doi-voi-khach-2338535.html

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với sản phẩm cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP tiên phong bank (TPBank) (Trang 67 - 70)