4. Kết cấu chính của luận văn
2.3.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ tín dụng Ngân hàng không hoàn hảo khi khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Gia tăng nợ quá hạn là điều mà các Ngân hàng đều không mong muốn vì nợ quá hạn phát sinh sẽ làm tăng chi phí của Ngân hàng như chi phí đòi nợ và chi phí xử lí tài sản đảm bảo, chi phí trích lập dự phòng rủi ro…Để đánh giá một cách chính xác chỉ tiêu này, người ta chia nợ quá hạn thành 2 loại: nợ quá hạn có khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi. Các chỉ tiêu nợ quá hạn là những chi tiết điển hình, quan trọng và được sự phổ biến nhất khi đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng cho vay tại Ngân hàng.
Bảng 2.6. Tỉ lệ nợ quá hạn tại trung tâm cho vay tín chấp miền Bắc
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Dư nợ cho vay 1470,5 1680,89 2040,63
Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1) 1378,74 1562,89 1870,23
Nợ cần chú ý (Nhóm 2) 60,29 70,91 128,76
Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3) 22,41 34,22 32,78
Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) 6,04 8,46 5,64
Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) 3,01 4,34 3,22
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 6,24% 7,02% 8,35%
Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 2,13% 2,79% 2,04%
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn 0,2% 0,26% 0,16%
(Nguồn: phòng kế toán Trung tâm cho vay tín chấp miền Bắc )
Nhận xét:
Từ bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay tiêu dung của trung tâm chủ yếu vào nợ nhóm 1: Năm 2018 dư nợ nhóm 1 là 1378,74 tỷ đồng chiếm 93,7%; năm 2019 là 1562,89 chiếm 92% và năm 2020 là 1870,23 chiếm 91%. Nợ nhóm 1 là nhóm đủ tiêu chuẩn bao gồm các khoản nơ trong hạn, và các khoản nợ có thời gian quá hạn dưới 10 ngày. Với tỉ trọng nợ nhóm 1 luôn chiếm giữ một mức cao
vay cao. Quan hệ tín dụng giữa các khách hàng và Trung tâm được duy trì tốt. Tỉ trọng nợ nhóm 1 trong tổng cơ cấu các nhóm nợ giảm từ năm 2018 – 2020. Tỷ trọng nợ nhóm 1 năm 2020 giảm là do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nền kinh tế gặp khó khăn nên khả năng trả nợ của khách hàng không còn được tốt như trước. Điều đó đồng nghĩa với việc tỷ trọng các nhóm nợ còn lại sẽ tăng lên.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng qua các năm, nợ xấu có xu hướng giảm vào năm 2020. Điều này cho thấy Trung tâm đang có những biện pháp kiểm soát và xử lý các khoản nợ này.
Bảng 2.7: Nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn của Trung tâm cho vay tín chấp miền Bắc Đơn vị : tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Nợ quá hạn 91,75 117,93 170,39 Dư nợ 1470,5 1680,89 2040,63 Tỷ lệ nợ quá hạn 6,24% 7,02% 8,35%
(Nguồn : phòng kế toán Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc )
Nhận xét:
Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trung tâm giai đoạn 2018-2020 lần lượt là: 6,24%; 7,02%; 8,35% con số này ở mức khá cao. Nguyên nhân do khách hàng gặp nhiều khó khăn khi sử dụng vốn và thu hồi vốn để trả lại ngân hàng. Năm 2018, nợ quá hạn tại Trung tâm là 91,75 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ là 6,24 %. Sang đến năm 2019, nợ quá hạn đã tăng lên 117,99 tỷ đồng, tức là đã tăng lên 26,24 tỷ đồng so với năm 2018, nợ quá hạn tăng lên, dư nợ cho vay cũng tăng lên, bởi vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng lên, cụ thể là đạt 7,02% vào năm 2019. Sang tới năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh khách hàng không có khả năng trả nợ do do doanh nghiệm trả lương trậm hoặc do các doanh nghiệp cắt giảm biên chế, do đó mà tỷ lệ nợ quá hạn đạt đỉnh điểm tới 8,35%. Nợ quá hạn của Trung tâm cao hơn 5% đây là con số báo động để Trung tâm chỉnh đốn lại công tác quản lý, thu hồi khoản vay.