Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank trung tâm cho vay tín chấp miền bắc (Trang 62 - 69)

4. Kết cấu chính của luận văn

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước:

(1) NHNN cần ban hành thêm các quyết định, văn bản cụ thể cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Đó là hành lang pháp lí để các ngân hàng thương mại lấy làm tiêu chuẩn, làm thước đo để tuân theo và điều chỉnh hoạt động. Nhà nước cần có một hệ thống pháp lý đầy đủ và thông thoáng về hoạt động cho vay tiêu dùng mà thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa có luật tín dụng tiêu dùng, mà chỉ có một số văn bản hướng dẫn về một số khía cạnh, lĩnh vực cụ thể cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Do vậy, NHNN cần sớm hoàn thiện các văn bản đó đồng thời xây dựng thêm qui định, thể lệ đối với các đối tượng khách hàng không phải cán bộ công nhân viên Nhà Nước. Bởi hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy sẽ tạo ra nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà Nước cần ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của cho vay tiêu dùng, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ , khuyến khích đối với cho vay tiêu dùng.

(2) Hoạch định chiến lược phát triển chung về cho vay tiêu dùng giữa các NHTM.

Ngân hàng nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc định hướng chiến lược chung cho các NHTM thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng nhằm tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các NHTM trong cả nước. Hơn nữa, nhằm mục đích chung là hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển, Ngân hàng nhà nước cần phối hợp hoạt động đồng bộ giữa các NHTM, tạo điều kiện cùng nhau phát triển. Việc này cũng đòi hỏi phải tăng cường sự hợp tác và trao đổi giữa các NHTM.

(3) Thành lập và phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước cần phải thúc đẩy tăng cường mối quan hệ với các NHTM và giữa các Ngân hàng với nhau, thiết lập mối liên hệ mật thiết để từ đó nắm bắt thông tin về hoạt động của Ngân hàng cũng như các thông tin về khách hàng vay và khách hàng tiềm năng.

(4) Ngân hàng Nhà nước cũng nên tăng cường các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại phát triển hoạt động của mình. Cụ thể như Ngân hàng Nhà nước cần tạo khả năng thêm nữa cho các NHTM tự chủ, tự chịu

trách nhiệm trong kinh doanh. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cũng nên hỗ trợ hơn cho các NHTM trong việc thường xuyên tổ chức những khóa học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung cho các NHTM cùng tham gia ;tạo điều kiện cử cán bộ ngân hàng đi nghiên cứu về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm ;liên kết phối hợp hành động giữa các ngân hàng, các ban ngành, đoàn thể…

3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng_ Trung tâm cho vay tin chấp miền Bắc

Thứ nhất: Mức lãi suất từ 30-38% cho các khoản vay dành cho Hộ kinh doanh là khá cao so với điều kiện trả nợ của khách hàng, điều này vô hình chung gây ra sự khó khăn khi mời khách hàng sử dụng khoản vay. Đề nghị Ngân hàng có những bước thẩm định chắc chắn, giải pháp thu hồi nợ hợp lý, tránh để xảy ra nợ xấu trong tương lai để có thể điều chỉnh mức lãi suất này giảm xuống. Điều nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng khác, thu hút hơn nữa sự quan tâm của khách hàng đối với hình thức cho vay tiêu dung.

Thứ hai: Cải thiện công tác quản lý nợ

Thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng: Ngân hàng càng có nhiều thông tin về khách hàng thì càng có cơ sở, căn cứ để đánh giá ra quyết định cho vay hay không. Công tác thẩm định nhân cách và tài chính của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của họ.

Định kỳ rà soát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng: thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát giúp ngân hàng kịp thời phát hiện được những sai phạm, yếu kém trong quá trình sử dụng vốn hoặc sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng, tránh việc thất thoát, lãng phí vốn. Ngân hàng sẽ can thiệp kịp thời, hoặc dừng giải ngân, tiến hành thu hồi nợ sớm để tránh hậu quả khách hàng không trả nợ.

Theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi khi đến hạn: nhân viên tín dụng phải nhắc nhở khách hàng khi khoản nợ sắp đến kỳ thanh toán, giúp họ có

sự chuẩn bị trước, tránh trường hợp khách hàng trả muộn vừa ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Thực hiện phân loại nợ định kỳ: để giúp ngân hàng thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ cho phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng, hay điều chỉnh thời hạn trả nợ phù hợp với khách hàng khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh…

Thứ ba: Xử lý các khoản nợ xấu

Kiểm tra, đánh giá, phân tích thực trạng và nguyên nhân phát sinh nợ xấu:

đưa ra những lý do cơ bản của các khoản nợ này để đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng tránh cho các khoản vay sau này, giảm thiểu tình trạng nợ xấu do các nguyên nhân tương tự.

Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do yếu tố khách quan: ngân hàng cần có sự thảo luận với khách hàng về khả năng trả nợ trong tương lai gần để thực hiện gia hạn nợ tạo điều kiện cho khách hàng có vốn để tiếp tục kinh doanh trả nợ.

Đối với những khách hàng cố tình không trả nợ: cần có các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ. Đối với khách hàng vay theo lương thì phối hợp với cơ quan làm việc trực tiếp với lãnh đạo đơn vị để gia tăng sức ép trả nợ, đưa ra các biện pháp khấu trừ lương, bảo hiểm xã hội… Đối với những khoản vay có tài sản đảm bảo tiến hành thu hồi tài sản thế chấp, phát mại tài sản, khởi kiện ra tòa án kinh tế, thanh lý tài sản đảm bảo để thanh lý nợ.

Thứ tư: Kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ khi có các văn bản mới của NHNN, Ngân hàng VPBank, của các cơ quan nhà nước liên quan đến nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng VPBank - Trung tâm cho vay tín chấp miền Bắc.

Thứ năm: Thường xuyên mở các buổi học về cập nhật sản phẩm mới, kỹ năng xử lý hồ sơ khách hàng, tránh tình trạng rất nhiều hồ sơ khách hàng viết không đúng quy định, hồ sơ không hợp lệ dẫn đến từ chối ra thẻ, từ chối giải ngân. Nếu điều này còn xảy ra nhiều trong tương lai thì Trung tâm sẽ mất đi một lượng khách hàng rất lớn chỉ vì những lý do nhỏ nhặt.

Thứ sáu: Cần liên kết chặt chẽ giữa chi nhánh phát hành thẻ, bộ phận giải ngân với phòng thẩm định để có thể đáp ứng nhanh hơn nữa nhu cầu của khách hàng.

Thứ bảy: Cơ sở vật chất tại Trung tâm còn nhiều thiếu thốn, đề nghị Ngân hàng chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất tại Trung tâm, giúp CBNV bán hàng nâng cao năng suất làm việc.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay tiêu dùng không chỉ có ý nghĩa đối với các NHTM và đối với người tiêu dùng mà đây còn là đòn bẩy quan trọng kích thích sản xuất phát triển, tạo điều kiện tăng trưởng thúc đẩy kinh tế. Do đó, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đồng thời nó cũng là chiến lược, là mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM Việt Nam.

Cũng giống với mục tiêu chung của hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng _ Trung tâm cho vay tín chấp miền Bắc cũng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trước những biến động không ngừng của nền kinh tế, Trung tâm vẫn cố gắng để gia tăng tốc tăng trưởng qua từng năm, hoạt động cho vay vẫn duy trì ở mức khá ổn định ,bên cạnh đó vẫn còn chứa đựng rất nhiều rủi ro, đặc biệt là vấn đề kiểm soát nợ quá hạn và nợ xấu .

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu chất lượng cho vay tiêu dùng, khóa luận đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại Trung tâm cho vay tín chấp miền Bắc, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng tại Trung tâm cho vay tín chấp miền Bắc. Về cơ bản, công trình đã đạt được những kết quả sau :

Thứ nhất, hệ thống hóa, hoàn thiện hóa các vấn đề về lý luận liên quan đến chất lượng cho vay tiêu dùng.

Thứ hai, nghiên cứu những vấn đề về nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng với một hệ thống các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay, cả về mặt định tính lẫn định lượng.

Thứ ba, phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng VPBank_Trung tâm cho vay tín chấp miền Bắc giai đoạn 2018- 2020

Thứ tư, đánh giá những kết quả đạt được cũng như nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra đánh giá chung về chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng VPBank_Trung tâm cho vay tín chấp miền Bắc.

Thứ năm, trên cơ sở các mục tiêu, quan điểm, định hướng và đánh giá về các điều kiện nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng VPBank_Trung tâm cho vay tín chấp miền Bắc hiện nay, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng một cách an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Trong quá trình nghiên cứu, với hiểu biết có hạn, lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài chuyên đề còn nhiều thiếu xót và những hạn chế nhất định, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và những người quan tâm đến đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công văn số: 39/2016/TT-NHNN về phân loại cho vay ngày 30 tháng 12 năm 2016.

2. PGS.TS Hà Minh Sơn, Ths . Nguyễn Văn Lộc (đồng chủ biên ),(2014), Giáo trình kế toán ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

3. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Ths . Trần Cảnh Toàn (đồng chủ biên ),(2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại ,NXB Tài Chính.

4. PGS. TS. NSƯT Nguyễn Trọng Cơ , PGS.TS Nghiêm Thị Thà (đồng chủ biên) (2015) Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính.

5. Báo cáo tài chính Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc giai đoạn 2018- 2020.

6. Website Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

https://www.vpbank.com.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank trung tâm cho vay tín chấp miền bắc (Trang 62 - 69)