Tăng cường các biện pháp kiểm soát trong cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank trung tâm cho vay tín chấp miền bắc (Trang 56 - 57)

4. Kết cấu chính của luận văn

3.2.3. Tăng cường các biện pháp kiểm soát trong cho vay tiêu dùng

Cho vay là hoạt động mang đến nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng, nhưng kèm theo đó là cũng không ít những rủi ro. Một ngân hàng được coi là cho vay có hiệu quả thì không thể chỉ nhìn vào số lượng các khoản vay được giải ngân thành công mà bên cạnh đó còn cần phải xem xét đến vấn đề thu hồi khoản vay đó, làm sao để hạn chế đên mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại Ngân hàng. Trên thực tế, đây không chỉ là vấn đề lớn đối với hệ thống NHTM nói chung, mà ngay tại Trung tâm cho vay tín chấp miền Bắc, vấn đề này cũng chưa được xử lý một cách có hiệu quả.

Để có thể tăng cường kiểm soát chất lượng các khoản cho vay tiêu dùng, Trung tâm cần:

- Thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, thẩm định trước khi giải ngân. Đặc biệt với những hồ sơ vay mà chủ thể là cá nhân, nguồn thanh toán đó là ổn định và thường xuyên giám sát theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi hàng tháng của khách hàng để giải quyết kịp thời nếu có bất thường xảy ra. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên có biện pháp để có thể rang buộc trách nhiệm của người xác nhận nguồn thu nhập của khách hàng vay nhằm giảm thiểu tình trạng một khách hàng có thể vay nhiều khế ước hoặc khi khách hàng không còn công tác tại đơn vi đó nhưng đơn vị đó không có trách nhiệm thông báo với Ngân hàng và không bàn giao trách nhiệm cho đơn vị nơi khách hàng công tác.

- Bên cạnh đó khi tiến hành thẩm định trước khi giải ngân, ngân hàng cũng nên tìm hiểu kĩ về khách hàng của mình, xem xét kĩ nguồn trả nợ và có thể liên hệ với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn để biết thêm thông tin

về khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng nên tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, đối chiếu trực tiếp khách hàng vay vốn thường xuyên để kịp thời phát hiện xử lý những biểu hiện bất thường của khách hàng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể phát sinh.

- Có những biện pháp xử lý rủi ro phù hợp với từng đối tượng và từng khoản vay. Cụ thể, đối với những khoản vay còn có khả năng thu hồi nợ, chỉ là do trong thời gian hiện tại khách hàng chưa đủ khả năng để kịp thời thanh toán thì Ngân hàng có thể thực hiện chính sách gia hạn nợ cho khách hàng. Còn đối với những khoản vay mà Ngân hàng đã nhận thấy khách hàng không còn khả năng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình thì phải kịp thời truy thu các tài sản có thể để giảm bớt phần nào rủi ro cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank trung tâm cho vay tín chấp miền bắc (Trang 56 - 57)