CÁC TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở
2.4.5. Các biện pháp khác
- Đối với các hành vi vi phạm về quản lý Nhà nước nói chung, quản lý sử dụng nhà ở cần phải có những biện phá, chế tài đủ mạnh hơn nữa để vừa ngăn chặn, vừa răn đe những hành vi vi phạm.
- Tăng cường hiệu quả công tác hướng dẫn, giải quyết các tranh chấp về đất đai, nhà ở của Tòa án các cấp, để hướng dẫn đúng, giải quyết kịp thời các tranh chấp về đất đai, nhà ở phát sinh.
Tóm lại, có thể khẳng định nhà ở là một trong những tài sản lớn và đáng quý của con người. Nhưng xã hội phức tạp, với những biến đổi mạnh mẽ kèm theo đó những tranh chấp về các hợp đồng mua bán ngày càng gia tăng. Với tính chất đặc thù là một loại tài sản đặc biệt nên tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở thường rất đa dạng, phức tạp và với nhiều nguyên nhân khác nhau.Hiện nay có thể nói mặc dù Pháp luật đã phần nào đó điều chỉnh những tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản đã thu được nhiều thành tựu, những kết quả tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số những khó khăn, những hạn chế nhất định. Chính vì vậy để hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và về pháp luật về tranh chấp hợp đồng nói riêng trong phạm vi đề tài này tác giả đã dựa trên những ví dụ, những bài học thực tiễn để phân tích và từ đó mạnh
dạn đề ra những giải pháp dựa trên những nguyên nhân cũng như những tồn tại nhằm có thể góp một phần để pháp luật được thống nhất, hoàn thiện hơn.
C. KẾT LUẬN
Vấn đề về nhà ở luôn là một vấn đề nóng được xã hội cũng như nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Dù ở góc độ, phượng diện nào đi chăng nữa thì vẫn luôn khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng, to lớn của nhà ở. Nhìn vào đó chúng ta có thể đánh giá được tiềm lực kinh tế của một quốc gia, nhìn vào đó chúng ta có thể đánh giá được phần nào về khả năng kinh tế của một gia đình. Và dù ở thời kỳ nào đi chăng nữa Đảng và Nhà nước ta luôn giành một sự ưu ái, quan tâm đặc biệt tới vấn đề về nhà ở. Chính vì vậy hệ thống pháp luật điều chỉnh về nhà nói riêng và về hợp đồng nhà nói chung là khá nhiều và đã phần nào đó thực hiện tốt sứ mệnh, nhiệm vụ của mình Tuy vây, xã hội biến đổi từng ngày với những cái mới ra đời và thay thế cái cũ chính vì vậy chúng ta cần có cách nhìn nhận, đánh giá thật đúng đắn về vấn đề, cũng như hệ thống pháp luật phải nắm rõ sự thay đổi đó và có cơ chế điều chỉnh phù hợp, để có thể bảo vệ được tốt quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích của Nhà nước của xã hội.
Đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của nhà ở cũng như với việc đánh giá hệ thống pháp luật về nhà ở là nhằm hệ thống lại thực trạng của quá trình áp dụng đó vào thực tiễn. Tranh chấp xảy ra đó là điều nằm ngoài ý muốn của con người, măc dù trong quá trình giải quyết tranh chấp thì rất khó để có thể dung hòa được lợi ích của các bên tranh chấp, nhưng với kỹ năng chuyên môn cũng như tinh thần tuân theo các quy định của pháp luật thì cơ quan chức năng luôn cố gắng để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp củacác bên.
Xã hội luôn thay đổi, chính vì vậy đặt ra yêu cầu pháp luật phải bắt kịp với sự thay đổi của cuộc sống, sự biến đổi của xã hội cũng như xu thế hội nhập giao lưu trên mọi mặt. Với loại tài sản là bất động sản, là tài sản gắn liền với đất nhưng với những tranh chấp liên quan tới đối tượng tài sản này luôn biến đổi, phức tạp. Chính vì vậy, trong quá trinh giải quyết các tranh chấp đồi hỏi cơ quan chức năng cần chú trọng để giải quyết đúng đắn, hợp tình hợp lý, hợp với pháp luật và không trái với đạo đức và xã hội.