NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT HĐND ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao công tác giám sát của Hội đồng nhân đối với các dự án đầu tư công Trường hợp huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp (Trang 47 - 49)

công đầu tư công:

Qua hơn 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND huyện về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 cơ bản phù hợp quy định của Trung ương và tình hình thực tế của địa phương. Khả năng cân đối tổng mức vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước và thực hiện phân bổ vốn theo các nguyên tắc, tiêu chí, định mức theo quy định, được kịp thời và đảm bảo phù hợp, công bằng giữa các ngành,

38

địa phương, cụ thể:

+ Công tác lập kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020:

Trên cơ sở kế hoạch đầu tư trung hạn trung ương giao cho địa phương, Phòng Tài chính – Kế hoạch đã tham mưu UBND huyện trình HĐND huyện xem xét thông qua kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 05 năm giai đoạn 2016-2020 do huyện quản lý và phân bổ; và điều chỉnh phù hợp với tình hình triển khai thực tế phát sinh.

+ Công tác lập kế hoạch hàng năm:

Trong giai đoạn 2016-2018, việc lập kế hoạch đầu tư vốn NSNN hàng năm được Huyện thực hiện tích cực, nghiêm túc, đúng theo hướng dẫn của Trung ương; kế hoạch đầu tư hàng năm đảm bảo theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư.

+ Tình hình giao dự toán, phân bổ kinh phí, cấp phát: Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư công, phân bổ vốn thực hiện các dự án và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hàng năm được thực hiện kịp thời, chặt chẽ và được cơ quan có thẩm quyền cho có ý kiến theo quy định; việc phân bổ chi tiết các nguồn vốn đầu tư được thực hiện ngay từ đầu năm; báo cáo kết quả tình hình thực hiện, tiến độ giải ngân của từng dự án được cơ quan chuyên môn quan tâm thực hiện, tham mưu UBND huyện điều chỉnh bổ sung vốn cho các dự án có tiến độ thực hiện tốt và giảm vốn đối với các dự án chậm tiến độ.

+ Phân cấp nguồn vốn và nhiệm vụ chi trong 03 năm qua đã thể hiện xu hướng phân cấp mạnh cho cấp huyện trong đầu tư phát triển từ NSNN.

+ Việc phân cấp đã nâng cao vai trò trách nhiệm cho địa phương, nhận định rõ nội dung nhiệm vụ của mình cần thực hiện, tạo điều kiện cho địa phương chủ động trong việc cân đối vốn để bố trí cho các dự án trên địa bàn.

+ Bên cạnh việc phân cấp nhiệm vụ chi thì ngân sách huyện còn được hỗ trợ đối ứng các chương trình kiên cố hóa trường học; hỗ trợ cho ngân sách cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư thuộc các lĩnh vực: văn hóa, hạ tầng giao thông, xây dựng trụ sở,... Từ đó đã góp phần giải quyết một phần khó khăn của cấp huyện

39

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi đã được phân cấp cho ngân sách cấp huyện. + Việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương, quyết định đầu tư các dự án, công trình thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, các quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được duyệt.

+ Công tác thanh toán vốn đầu tư: qua 03 năm thực hiện Nghị quyết về phân cấp theo báo cáo của UBND huyện kế hoạch giai đoạn 2016-2018 giải ngân đạt 83,8% so với kế hoạch.

+ Công tác xử lý nợ đọng, thu hồi tạm ứng vốn XDCB đã được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý và thu hồi vốn ứng trước. Yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thanh toán các dự án thu hồi ứng trước.

+ Tình hình quyết toán dự án đầu tư hoàn thành: Nhìn chung, khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng được các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án lập Báo cáo quyết toán công trình cơ bản đúng thời gian quy định; số lượng các công trình hoàn thành chưa lập báo cáo quyết toán giảm nhiều so với thời gian trước đây.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao công tác giám sát của Hội đồng nhân đối với các dự án đầu tư công Trường hợp huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)