TIẾP CẬN THÔNG TIN XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao công tác giám sát của Hội đồng nhân đối với các dự án đầu tư công Trường hợp huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp (Trang 60 - 61)

Quyền tiếp cận thông tin với nội dung quan trọng là công dân được quyền nhận thông tin qua các kênh khác nhau (các phương tiện thông tin đại chúng như các loại hình báo chí) và trách nhiệm Nhà nước là thường xuyên tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho công chúng biết, kể cả khi công dân không có yêu cầu. Quyền tiếp cận thông tin được bắt đầu với các giả thuyết (Wescostt, 2009): (i) các nhà hoạch định chính sách buộc phải có thông tin để có được năng lực xây dựng chiến lược phát triển kính tế - xã hội; (ii) một công dân có được thông tin là một công dân có được quyền năng; (iii) một công dân có thông tin, quyền năng được tăng cường thì họ có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội hơn. Hiện tại, các nhà hoạch định chính sách và công dân không có tiếp cận thông tin dễ dàng và kịp thời; do đó, khó hiểu một cặn kẽ tình hình cải cách ngân sách và chi tiêu công, cần đảm bảo bộ máy hành pháp hoạt động một cách minh bạch bằng cách cung cấp rộng rãi đến người dân những thông tin về hoạt động của khu vực công có thể giúp tăng cường trách nhiệm giải trình, và qua đó tăng cường kết quả thực hiện của khu vực công. Người dân và các cơ quan truyền thông đại chúng có điều kiện tiếp cận rộng rãi đến thông tin hoạt động của các cơ quan nhà nước - đây là điều cốt yếu để yêu cầu UBND giải trình. Sự tiếp cận này có thể bao gồm việc phổ biến thông tin về ngân sách và đấu thầu, tiếp cận các báo cáo và tài liệu ghi chép của nhà nước, và nhà nước tích cực phổ biến các thông tin về hoạt động và kết quả thực hiện của UBND. Ngoài ra, minh bạch hơn cũng giúp xây dựng uy tín cho các cấp ra quyết định thông qua công bố công khai mức thu nhập và tài sản của họ.

Cần có những công cụ giúp cung cấp một hình ảnh thật chi tiết về tình hình ngân sách và chi tiêu công, nhất là xét tới quá trình cải cách đã mang lại những thành công pha trộn lẫn thất bại. Chính sách chi tiêu công đòi hỏi phải có sự theo dõi giám sát và đánh giá sâu rộng để đảm bảo hiệu quả, hiệu quả. Như vậy, Việt Nam nhất thiết phải nâng cao vốn hiểu biết sâu rộng về nguyên nhân của các thách thức quản lý chi tiêu công, những biện pháp khuyến khích và đường lối chính sách hướng tới sự cải cách, đồng thời cần xử lý những sai phạm về mặt tố chức, từ đó vận dụng vào cải cách chi tiêu công hiệu quả hơn. Những yếu kém về chất lượng và mức độ sẵn có thông tin đã hạn chế rất lớn năng lực của chính mình trong việc biết được liệu

51

cải cách chi tiêu công có đi đúng hướng hay không. Các kế hoạch chi tiêu công được xây dựng mà không được cấu trúc để sao cho đánh giá được các mục tiêu, đầu ra và tác động thì thường bị đánh giá một cách lẫn lộn. Điều này khiến cho không thể xác định được làm thế nào để thực hiện kế hoạch có thể đạt được các mục tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao công tác giám sát của Hội đồng nhân đối với các dự án đầu tư công Trường hợp huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp (Trang 60 - 61)