THỂ CHẾ HÓA MỐI QUAN HỆ GIỮA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VỚI CƠ QUAN KIỂM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao công tác giám sát của Hội đồng nhân đối với các dự án đầu tư công Trường hợp huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp (Trang 61 - 62)

nhà nước.

Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực giám sát ngân sách của Hội đồng nhân dân cần tập trung tăng cường mức thỏa dụng thông tin được cung cấp từ Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Muốn vậy, một là cần tăng cường tính độc lập của KTNN. KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính độc lập củạ một quốc gia, chịu trách nhiệm đánh: giá độ trung thực của báo cáo tài chính. Tính độc lập là vấn đề cốt lõi và xương sống của hoạt động kiểm toán, được hiểu theo cả hai khía cạnh: kiểm toán phải hoàn tọàn độc lập, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ và phải được đảm bảo sự độc lặp bằng các quy định, các chế tài để tránh mọi sự tác động trực tiếp hoặc gián, tịếp. Để giúp các cơ quan KTNN nâng cao tính độc lập, khách quan, có đủ thời gian xem xét và thẩm định dự toán ngân sách hàng năm trước khi trình Quốc hội quyết định, đề cao vai trò của cơ quan KTNN khi tham gia phối hợp thẩm tra dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW hàng năm. Hai là, cần quy định cụ thể về: cơ chế phối hợp, trách nhiệm, quyền hạn của KTNN trong quá trình tham gia thẩm tra dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách hàng năm. Trong ba khâu của chu trình NSNN (lập, chấp hành,quyết toán), hiện tại KTNN mới tham gia chủ yếu vào khâu cuối cùng là kiểm toán quyết toán NSNN (tức là hậu kiểm). Việc hỗ trợ cuả KTNN trong việc giám sát thường xuyên khác của Quốc hội còn hạn chế; chưa thiết lập được cơ chế tham gia của KTNN trong việc phối hợp và cung cấp thông tin định kỳ cho Quốc hội giám sát ngân sách. KTNN chưa thực sự tham gia thẩm tra ngay từ giai đoạn lập dự toán mà chỉ kiểm tra việc lập,thực hiện dự toán khi kiểm toán, quyết toán ngân sách các cấp nền với ý nghĩa là ý kiến tư vẩn cho Quốc hội thảo luận và quyết định dự toán NSNN thì còn hạn chế, Ba là, KTNN không chỉ dừng lại ở kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ mà cần triển khai và đẩy mạnh loại hình kiểm toán hoạt động và kiểm toán dựa theo kết quả. KTNN cần đưa ra sự xác nhận về tính đúng đắn, trung thực của báo cáo, tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, tính tuân

52

thủ luật pháp, tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả trong quản lý kinh tế, tài chính, trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Báo cáo kiểm toán của KTNN phải trở thành một, trong những căn cứ quan trọng, không thể thiếu để Quốc hội, Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định các vấn đề kinh tế, tài chính và ngân sách.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao công tác giám sát của Hội đồng nhân đối với các dự án đầu tư công Trường hợp huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)