Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý thuế đối với các DNNQD

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý Thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 29 - 30)

- Phải tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở

1.2.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý thuế đối với các DNNQD

“Qua tham khảo kinh nghiệm trong nước đã áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, đồng thời trên cơ sở thực trạng nước ta, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình triển khai cơ chế này, tăng hiệu quả và khả năng thành công”

“Thứ nhất, mặc dù cơ chế tự khai tự nộp đã khẳng định được tính cần thiết và ưu việt của mình, đồng thời trong điều kiện phát triển ngày nay, áp dụng cơ chế này là tất yếu, nhưng cũng cần ý thức được rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối tượng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ không thể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi ĐTNT. Do vậy, trong quản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần có lộ trình cho từngloạiĐTNT, sắcthuế để lựa chọn cách thức quản lý cho phù hợp”

“Thứ hai, để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự thành công khi triển khai cơ chế này vào công tác quản lý, cơ quan thuế cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực. Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế như điều kiện pháp lý, ý thức tự giác của ĐTNT, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị...mặt khác thường xuyên đánh giá kết quả thí điểm để rút ra kinh nghiệm quản lý phù hợp”

dụng chế tự kê khai, tự nộp thuế được thuận tiện như: xây dựng hệ thống luật Thuế đồng bộ trong từng sắc thuế và các luật khác có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Lao động....; tờ khai thuế rõ ràng, dễ hiểu; thu hẹp dần các trường hợp miễn giảm thuế; quy định rõ các trường hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế; xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho các ĐTNT; quy định các biện pháp thu nợ, cưỡng chế nợ thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể”

“Thứ tư, cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên môn hoá chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng”

“Thứ năm, tiến hành phân loại ĐTNT thành các nhóm có cùng đặc tính tương đồng để tìm ra cách thức, biện pháp quản lý và các phương thức hỗ trợ thích hợp, hoàn thiện quản lý thuế hiện đại”

“Thứ sáu, tăngcường công tác tuyên truyềnhỗtrợ và đẩymạnh công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả của hai công tác mang tính quyết định và quan trọng trong quá trình triển khai cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế”

“Nhìn chung, cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý hiện đại, nếu áp dụng thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan thuế và ĐTNT. Do vậy, cơ quan thuế cần có những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý và các điều kiện cần thiết để có thể áp dụng hiệu quả và thành công cơ chế quản lý này”

1.2.6. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanhtrên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý Thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)