Thủ tục hoàn thuế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý Thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 44 - 47)

- Phải tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở

2.3.1.4.Thủ tục hoàn thuế

“Thủ tục hoàn thuế đã được thực hiện đúng quy trình, nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện cho các DN tháo gỡ khó khăn về tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thúc đẩy SXKD”

“Bảng 2.6. Kết quả thực hiện thủ tục hoàn thuếđối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2014 -2018”

Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Số hồ sơ hoàn thuế (Số hồ sơ) 30 35 46 51 52

2 Số tiền hoàn thuế (Triệu đồng) 285.162 278.714 272.216 203.567 180.846

Nguồn: Cục ThuếĐồng Tháp

Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy:

- Số hồ sơ hoàn thuế năm 2014: 30 hồ sơ; năm 2015: 35 hồ sơ; năm 2016: 46 hồsơ; năm 2017: 51 hồsơ; năm 2018: 52 hồsơ.

- Số thuế được hoàn qua các năm như sau: năm 2014: 285.162 triệu đồng; năm 2015: 278.714 triệu đồng; năm 2016:272.216 triệu đồng; năm 2017: 203.567 triệu đồng; năm 2018: 180.846 triệu đồng.

“Mặc dù, số lượng hồ sơ giải quyết hoàn thuế ngày càng tăng, nhưng số thuế được hoàn ngày càng giảm. Qua đó, cho thấy tình hình tuân thủ chính sách, pháp luật thuế trong DN còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi công tác QLT, đặc biệt là công tác KK - KTT và công tác KT - TTT cần có những biện pháp tích cực hơn nhằm quản lý hiệu quảhơn đối với DN đặc biệt là các DNNQD trên địa bàn tỉnh”

* Từ những nhận định trên, tác giả đã làm một cuộc khảo sát phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Đồng Tháp.

* Mục đích của việc khảo sát: Thu thập những ý kiến của NNT và công chức thuế ở các phòng chức năng, các Chi cục Thuế về các vấn đề liên quan đến QLT trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nắm lại những tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn mà họ đang gặp phải. Trên cơ sở đó, tham khảo ý kiến về các biện pháp xử lý để thực hiện QLT trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả hơn

* Mẫu nghiên cứu:

- Đối tượng khảo sát: DNNQD trên địa bàn tỉnh và công chức thuế ở các phòng chức năng của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp và các Chi cục Thuế Thành phố, huyện trực thuộc thuộc tỉnh.

- Số lượng mẫu: 400 mẫu. Gồm: DNNQD: 200 mẫu; Công chức Thuế: 200 mẫu gồm 04 nội dung: KK - KTT; KT - TTT; QLN & CCNT; TT – HT NNT

- “Phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách gửi câu hỏi qua email kết hợp với đi trực tiếp đến các địa điểm Văn phòng Cục Thuế, Chi cục Thuế các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự, Thành phố Sa đéc, Thành phố Cao Lãnh, Thị xã Hồng Ngự. Các DNNQD ở huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự, Thành phố Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh, Thị xã Hồng Ngự, phát phiếu khảo sát để các đối tượng điền vào và thu lại sau 45 phút”

- “Kết quả thu thập: 400 phiếu đã được phát ra và thu về 400 phiếu. Trong đó: Số phiếu phát cho công chức thuế là 200 phiếu, thu về 200 phiếu, trong đó số phiếu hợp lệ là 198 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 2 phiếu, sau khi loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu (vì không đúng đối tượng khảo sát do những công chức làm việc ở những bộ phận không cần khảo sát); số phiếu phát cho các đối tượng là Giám đốc, kế toán DNNQD trên địa bàn tỉnh là 200 phiếu, thu về 200 phiếu. Trong đó, số

phiếu đạt yêu cầu là 200 phiếu, không đạt yêu cầu là 0 phiếu. Như vậy, tổng số phiếu thu vềđạt yêu cầu là 398 phiếu, tác giảdùng để tiến hành tổng hợp kết quả”

* Kết quả thông tin DN được khảo sát:

- Chức vụ người được khảo sát: Ban Giám đốc: 39%; Kế toán: 61%

- Loại hình DN: Doanh nghiệp tư nhân: 29%; Công ty trách nhiệm hữu hạn 61%; Công ty cổ phần: 11%

- Ngành nghề kinh doanh chính: Thương mại, dịch vụ: 51%; Xây dựng: 16%; Sản xuất: 18%; Vận tải: 17%

- Quy mô: DN siêu nhỏ: 11%; DN nhỏ: 23%; DN vừa: 51%; DN lớn: 16% * Kết quả thông tin công chức thuếđược khảo sát: Thời gian công tác: dưới 5 năm: 18%; Từ 5 đến 7 năm: 34%; Trên 7 đến 10 năm: 42%; Trên 10 năm: 7%

- Bộ phận công tác: KK - KTT; KT - TTT; QLN & CCNT; TT – HT NNT

* Tác giđã tổng hp kết qu phiếu kho sát như sau:

- Đối tượng khảo sát Giám đốc, Kế toán các DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.Trong phần A của phiếu khảo sát từ câu 1 đến câu 10:

“Sau khi tổng hợp lại kết quả: có 132 DN, chiếm tỷ lệ 66% tự nhận mình có nộp chậm hồ sơ khai thuế với lý do là chưa nắm được rõ thời gian nộp hồ sơ kê khai thuế, lỗi ứng dụng và câu trả lời được chọn nhiều nhất (số phiếu là 76, chiếm tỷ lệ 38%) là họ chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này, đồng nghĩa với việc DN cũng không quan tâm đến hình thức xử phạt. Mặt khác, các biện pháp chế tài đối với hành vi chậm nộp tờ khai thuế hiện nay còn quá nhẹ, cơ quan thuế cũng chưa cương quyết trong quá trình xửlý đối với hành vi này. Do đó, có thể nói chính sách thuế của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề nên sữa đổi nhằm tạo hành lang pháp lý cao hơn, góp phần nâng cao ý thức của người dân khi thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế và có đến 110 phiếu cho rằng những sai sót qua kê khai thuế là do khâu tuyên truyền chính sách thuế chưa đem lại hiệu quả do nội dung tuyên truyền chưa phân theo từng nhóm đối tượng NNT, nội dung chung chung, chưa thu hút được người nghe, kế toán chưa nắm vững chính sách kế toán, thuế. 75% DN cho rằng nên tổ chức tập huấn lại các ứng dụng hỗ trợ kê khai…định kỳ hàng quý hoặc khi có nâng cấp, qua đó nhằm giải đáp những vướng mắc, những lỗi ứng dụng mà họđang

gặp phải trong quá trình kê khai thuế. Ngoài ra, có 130 DN nhận thấy ứng dụng hỗ trợkê khai chưa nâng cấp kịp so với văn bản thuế hiện hành”

- Đối tượng khảo sát là Công chức ở Văn phòng Cục Thuế, các chi cục Thuế các huyện, Thị xã, Thành Phố. Trong phần A của phiếu khảo sát từ câu 1 đến câu 10:

“Theo kết quả tổng hợp, 99% công chức Thuế đều cho rằng, hiện nay tình trạng DN thực tế có kinh doanh nhưng chậm thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế do nhiều nguyên nhân: ý thức người dân, công tác tuyên truyền, cán bộ quản lý, cơ chế phối hợp. Trong đó, lý do được chọn nhiều nhất (44%): ý thức của người dân còn hạn chế, cán bộ quản lý chưa sâu sát đến từng ĐTNT”

“Ngoài ra, 80% số phiếu đều cho rằng các ứng dụng QLT đến nay tương đối đã hoàn thiện và họ chỉ thành thạo những ứng dụng do mình phụ trách. 61% các ý kiến đều cho rằng, số lượng công chức ở bộ phận kê khai còn quá ít trong khi số lượng NNT ngày càng tăng, nên việc QLT chưa kịp thời, chưa chặt chẻ. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định hiệu quả công việc, bởi lẻ, chính sách thuế dù có hợp lý đến đâu, nhưng nếu không có đủ nguồn nhân lực thực hiện thì xem như chính sách thuế đó chỉ nằm trên giấy” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Theo cán bộ thuế việc thực hiện thủ tục hoàn thuế, cấp MST…đúng quy trình nhưng còn trễ hạn do: hồ sơ nhiều nhưng số lượng công chức hạn chế; lỗi ứng dụng…”

“Để thực hiện hiệu quả KK - KTT, có 127 công chức cho rằng nên kết hợp đồng thời các biện pháp: Thực hiện nghiêm các biện pháp chế tài đối với những trường hợp chậm nộp tờ khai thuế; Phối hợp chặt chẻ với cơ quan liên quan; Tăng cường tuyên truyền chính sách thuế nhằm nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân”

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý Thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 44 - 47)