- Phải tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở
3.3.2. Đối với Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
- “Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo đưa công tác thuế là trách nhiệm chung của toàn hệ thống chính trị và xã hội, từng bước đưa nội dung giáo dục pháp luật thuế vào giảng dạy trong trường học”
- “Phân bố nguồn nhân lực phải hợp lý giữa các bộ phận chức năng nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Quan tâm tới đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức lối sống cho công chức thuế. Thường xuyên chăm lo đến đời sống, vật chất, tinh thần cho công chức, đảm bảo điều kiện về mọi mặt để họ yên tâm phát huy tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo khi thực thi nhiệm vụ”
- “Xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan như: Sở Kế hoạch và đầu tư, Quản lý thị trường, các Ngân hàng thương mại…. trong việc cung cấp trao đổi thông tin của DN để phục vụ cho QLT, chống thất thu NSNN”
3.3.3. Đối với Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính
- “Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế cho phù hợp với từng chức năng QLT và tránh chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, bất hợp lý trong hồ sơ khai thuế. Phù hợp với cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả QLT”
- “Tổ chức thi tuyển công chức hàng năm, bổ sung thêm chỉ tiêu cho từng Cục Thuế; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của QLT trong xu thế hội nhập và hiện đại hoá ngành thuế”
Tóm tắt chương 3
”Tác giả đã nêu ra quan điểm, định hướng và mục tiêu của công tác quản lý thuế đối với các DNNQD tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thời gian tới để đảm bảo đem lại hiệu quả trong quản lý thuế và đạt được mục tiêu chính là hoàn thành chỉ tiêu được giao hàng năm và góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước”
”Từ các quan điểm, định hướng đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hoạt động quản lý thuế đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới như: nâng cao về số lượng, năng lực, trình độ của đội ngũ công chức thuế; hoàn thiện hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu người nộp thuế; tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; tổ chức tốt công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; ứng dụng hiệu quả các tiến bộ của công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế; tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, bộ phận chức năng trong cơ quan Thuế và giữa cơ quan Thuế với các cơ quan hữu quan”
KẾT LUẬN
“Nguồn thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu Ngân sách NN. Vì vậy, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương luôn có những chính sách ưu đãi nhất định đối với đối tượng này. Do đó, số lượng doanh nghiệp cũng ngày càng tăng lên với những loại hình doanh nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh chân chính, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với NN, vẫn còn một bộ phận DN chây ỳ nộp thuế, ý thức kém trong việc chấp hành chính sách pháp luật thuế, hàng loạt những hành vi trốn thuế, gian lận thuế với những hình thức phức tạp và ngày càng tinh vi hơn. Đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và cơ quan thuế nói riêng không ngừng đổi mới về phương thức và nội dung của Quản lý Thuế”
“Qua kết quả phân tích ở từng chương, tác giả cố gắng bám sát vào mục tiêu, yêu cầu của luận văn nhằm đạt được những kết quả sau”
- “Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thuế, Quản lý Thuế cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý Thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh … Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng Quản lý Thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”
- “Qua kết quả phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý Thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Luận văn đã nêu lên những thành tựu đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong Quản lý Thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh”
- “Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường Quản lý Thuếđối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”
“Do Quản lý Thuế là một nội dung nghiên cứu tương đối rộng, chính sách thuế thường xuyên được sữa đổi, bổ sung, thời gian nghiên cứu không nhiều. Vì vậy, luận văn sẽ còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và những tác giả quan tâm đến nội dung nghiên cứu của đề tài này”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế”
2. Cục thuế tỉnh Đồng Tháp (2014-2018), Báo cáo kết quả công tác thuếhàng năm 3. Dương Thị Bình Minh (2005), Tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội. 4. Giáo trình Quản lý thuế, Học viện Tài chính (2010).
5. Nguyễn Thị Thùy Dương (2011); Đề tài: “Quản lý Thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Trang 12-30.
6. Lê Thị Thu Trang (2015) Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế; Trường Đại học Thái Nguyên. Trang 4 – 10.
7. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII (2014), Luật DN số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2015.
8. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI (2006), Luật QLT số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Trang 6-33
9. Quốc hội (2012) Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật QLT số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012
10.Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế “quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Cục thuế”.
11.Tổng cục Thuế (2015), Quyết định 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 về việc ban hành Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế thay thế Quyết định 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 của Tổng cục Thuế
12.Tổng cục Thuế (2015), Quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế thay thế Quyết định 2379/QĐ-TCT ngày 22/12/2014 của Tổng cục Thuế.
13.Tổng cục Thuế (2015), Quyết định 751/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế thay thế Quyết định 490/QĐ-TCT ngày 8/5/2009 của Tổng cục Thuế.
14.Tổng cục Thuế (2015), Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 về việc ban hành Quy trình Kiểm tra thuế thay thế Quyết định 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục Thuế.
15.Tổng cục Thuế (2014), Quyết định 74/QĐ-TCT ngày 27/01/2014 về việc ban hành Quy trình Thanh tra thuế
16.Tổng cục Thuế (2015), Quyết định 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 về việc ban hành Quy trình Thanh tra thuế.
CÁC TRANG WEB THAM KHẢO
1. Https://www.gdt.gov.vn 2. Https://www.mof.gov.vn
PHỤ LỤC 1:
CÂU HỎI VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
(DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH)
* PHẦN I: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT A. CÔNG TÁC KÊ KHAI – KẾ TOÁN THUẾ
Câu 1: Doanh nghiệp của anh/chị có nộp chậm hồ sơ khai thuế không? a. Có
b. Không
Câu 2: Theo anh/chị, vì sao Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế còn trễ so với thời gian quy định?
a. Kế toán nhận làm cho nhiều công ty, nên dẫn đến kê khai chậm
b. Lỗi ứng dụng, Doanh nghiệp nộp vào nhưng ứng dụng chưa nhận vào kịp thời
c. Doanh nghiệp chưa nắm được chính xác thời gian nộp hồ sơ khai thuế. d. DN còn tâm lý chây ỳ, không quan tâm nhiều về thực hiện nghĩa vụ thuế ngay cả khi được nhắc nhở.
e. Lý do khác (vui lòng viết ra)………
Câu 3: Theo anh/chị những sai sót chủ yếu của Doanh nghiệp trong quá trình hạch toán kế toán, kê khai quyết toán thuế là do đâu?
a. Ban giám đốc trình độ còn hạn chế vềlĩnh vực kế toán, thuế
b. Kế toán: nghiệp vụ chưa vững, kiến thức về chính sách thuế còn hạn chế c. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT của cơ quan thuế còn chưa sâu sát đến từng đối tượng nộp thuế
d. Lý do khác (vui lòng viết ra)………..
Câu 4: Theo anh/chị những chính sách, chế độ liên quan đến các loại thuế GTGT, TNDN, TNCN đã phù hợp với từng loại hình DN hay chưa, có nội dung nào còn bất cập, cần sữa đổi, bổ sung?
b. Tương đối phù hợp
c. Chưa phù hợp, cần sữa đổi, bổ sung
Nội dung cần sữa đổi (vui lòng viết ra, nếu chọn đáp án (b), (c)): ……… Câu 5: Anh/chị có gặp khó khăn gì trong khâu nộp hồ sơ khai thuế qua mạng và nộp thuếđiện tử hay không?
a. Không b. Có
Vui lòng nêu rõ lý do……….
Câu 6: Theo anh/chị có nên mở các lớp tập huấn về các ứng dụng: hỗ trợ kê khai, khai thuế qua mạng định kỳ hàng tháng (quý) hay khi có nâng cấp ứng dụng hay không?
a. Không b. Có
c. Ý kiến khác………
Câu 7: Theo anh/chị các ứng dụng hỗ trợ kê khai, khai thuế qua mạng….đã hoàn thiện chưa, cần nâng cấp nội dung nào cho phù hợp với chính sách thuế hiện hành hay không?
a. Đã hoàn thiện
b. Tương đối hoàn thiện c. Chưa hoàn thiện
Vui lòng nêu rõ nội dung cần nâng cấp (nếu chọn đáp án (b) hoặc (c)………… Câu 9: Anh/chị có được công chức thuế hướng dẫn nhiệt tình trong quá trình kê khai, nộp thuế hay không?
a. Rất nhiệt tình
b. Tương đối nhiệt tình b. Không nhiệt tình
Câu 10: Nếu cần 1 đề xuất nhằm giúp cho cơ quan thuế thực hiện tốt hơn công tác kê khai kế toán thuế, nhằm tạo mọi điều kiện cho DN hoạt động hiệu quả hơn, “cơ quan thuế là bạn đồng hành với DN”, anh/chị sẽ đề xuất nội dung gì?
B. CÔNG TÁC KT - TTT
Câu 1: Thời gian qua, DN của anh/chị có được kiểm tra, thanh tra tại trụ sở DN hay chưa?
a. Có b. Không
Câu 2: Anh/chị có nhận xét gì về công chức bộ phận kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế quản lý trực tiếp DN anh/chị?
a. Đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ
b. Đủ phẩm chất đạo đức, nhưng hạn chế về năng lực, kinh nghiệm c. Đủnăng lực trình độ, nhưng tư cách đạo đức chưa tốt
d. Chưa đủ cả phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn
Câu 3: Anh/chị, đánh giá như thế nào về chính sách ưu đãi thuế TNDN của nước ta hiện nay?
a. Phù hợp b. Chưa phù hợp
c. Ý kiến khác………
Câu 4: Theo anh/chị, cơ quan thuế nên tiến hành kiểm tra tại trụ sở DN bao lâu một lần là hợp lý a. 02 - 03 năm 01 lần b. 03 - 04 năm 01 lần c. 04 - 05 năm 01 lần d. Trên 05 năm 01 lần e. Tùy DN
Câu 5: Anh/chị thường gặp khó khăn gì khi cơ quan thuế tiến hành KT - TTT tại trụ sở DN của anh/chị?
a. Chưa được kiểm tra
b. Hồsơ chưa chuẩn bị kịp thời do nhiều lý do chủ quan, khách quan
c. Ý kiến khác………. Câu 6: Nếu nhận được quyết định xử lý sau KT - TTT các anh/ chị có sẳn sàng nộp thuế vào NSNN hay không? nếu nội dung vi phạm là hợp lý?
a. Sẳn sàng b. Chưa sẳn sàng c. Tùy thời điểm
d. Ý kiến khác (vui lòng viết ra):………. Câu 7: Theo anh/chị chính sách thuế nào còn bất cập mà anh/chịđược biết? a. Chưa thấy b. Thuế GTGT (Vui lòng viết ra……….) c. Thuế TNDN: (Vui lòng viết ra……….) d. Thuế TNCN:
(Vui lòng viết ra……….)
e. Thuếkhác:……….
(Vui lòng viết ra……….) Câu 8: Anh/chị có kiến nghị gì trong việc xử lý sau KT - TTT tại trụ sở DN? a. Nhắc nhở rút kinh nghiệm hơn là xử phạt đối với những hành vi không mang tính chất nghiêm trọng, ảnh hường đến số thuế phải nộp
b. Cán bộ kiểm tra, thanh tra nên hướng dẫn tận tình những chính sách thuế mà DN hiểu chưa sâu.
c. Tùy từng đối tượng, hành vi vi phạm mà xử lý, nên cho DN có cơ hội khắc phục thay vì xử lý rập khuôn theo quy định của chính sách thuế
d. Cả 3 nội dung trên
Câu 9: Theo anh/chị cần thay đổi nội dung nào ở khâu KT - TTT?
a. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của công chức bộ phận kiểm tra, thanh tra
b. Tăng cường thêm nhân sự có đủ đức và tài
c. Nội dung khác (vui lòng viết vào)……… ….
Câu 10: Nếu cần 1 đề xuất nhằm giúp cho cơ quan thuế thực hiện công tác KT - TTT tốt hơn, nhằm tạo mọi điều kiện cho DN hoạt động hiệu quả hơn, “cơ quan thuế là bạn đồng hành với DN”, anh/chị sẽđề xuất nội dung gì?
Vui lòng viết ra nội dung cụ thể:……….
C. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢVÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ
Câu 1: Theo anh/chị các biện pháp cưỡng chế nợ thuế có thật sự gây áp lực cho DN để nộp thuế đúng quy định không hay tác dụng ngược làm DN thêm khó khăn trong kinh doanh?
a. Buộc DN phải nộp thuế đúng quy định
b. Gây khó khăn cho DN trong kinh doanh, càng không có tiền nộp thuế c. Tùy từng DN
d. Ý kiến khác (vui lòng viết ra)……….… Câu 2: Theo anh/chị, vì sao DN còn nợ thuế nhiều?
a. Kinh doanh kém hiệu quả
b. Phạm vi áp dụng chính sách ưu đãi thuế hiện nay vẫn còn hạn chế, mức thuế bình quân vẫn còn cao.
c. Chưa có thời gian nộp thuế d. NNT chây ỳ, ý thức kém
e. Lý do khác (Vui lòng viết ra)……….
Câu 3: Theo anh/chị nhân tố nào quyết định tính hiệu quả của công tác quản lý nợ trên địa bàn tỉnh?
a. Năng lực công chức b. Ý thức NNT
c. Chính sách thuế hợp tình, hợp lý d. Tất cả những ý kiến trên
Câu 4: Anh/chị có nhận xét gì về công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp DN của anh/chị?
a. Đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ
b. Đủ phẩm chất đạo đức, nhưng hạn chế về năng lực, kinh nghiệm c. Đủnăng lực trình độ, nhưng tư cách đạo đức chưa tốt
Câu 5: Anh/ chị yêu cầu điều gì trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế?
b. Chính sách thuế quy định về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN phải được tuyên truyền nhanh chóng, kịp thời
c. Tạo mọi điều kiện cho DN an tâm hoạt động sản xuất kinh doanh
d. Phân biệt rõ đối tượng cố tình chây ỳ nộp thuế, đối tượng chưa có khả năng nộp thuếđể có biện pháp xử lý thích hợp
Câu 6: Theo anh/chị những chính sách thuế liên quan đến công tác quản lý nợ thuế đã được cơ quan thuế thực hiện như vậy đã thỏa đáng hay chưa? Có vấn đề gì khiến anh/chị cảm thấy chưa được hợp lý?
a. Hợp lý b. Chưa hợp lý
(Vui lòng viết vào……….…) Câu 7: Theo anh/chị biện pháp thu hồi nợ thuế nào vừa có thể thu được nợ vừa giúp DN hoạt động kinh doanh hiệu quả?
a. Đôn đốc, nhắc nhở b. Phong tỏa tài khoản
c. Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng