Về Tuyên truyền Hỗ trợ NNT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý Thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 67 - 72)

- Phải tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở

2.3.7. Về Tuyên truyền Hỗ trợ NNT

“TT- HT NNT là một trong những chức năng quan trọng trong QLT. Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa các kênh tuyên truyền nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho NNT được tiếp cận thông tin về các chính sách thuế mới một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất”

“Bảng 2.16: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2014 – 2018”

tt Nội dung Năm 2014 2015 Năm Năm 2016 2017 Năm Năm 2018

So sánh (%) 2015/

2014 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017

1 Kết quả công tác tuyên

truyền

1. 1

Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông: (Số tin, bài, tiểu phẩm, phóng sự,… ) trên truyền hình, báo,

trang thông tin điệu tử 790 890 1030 1.210

1.490 113% 116% 117% 123% 1. 2 Tổ chức họp báo (Số cuộc họp báo) 0 0 0 0 0

1.3 Phối hợp với cơ quan

tuyên giáo để tuyên

truyền về thuế 30 36 37 40 45 120% 103% 108% 113% 1. 4 Cấp phát cho NNT các tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền, hỗ trợ do Tổng cục Thuế biên soạn:

+ Số loại tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi

tờ gấp đã biên soạn, cấp

phát 0 5 7 9 0

+ Số lượng tài liệu, ấn phẩm tờ rơi, tờ gấp đã cấp phát 0 668 230 4.000 0 1. 5 Cấp phát cho NNT các tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền, hỗ trợ do Cục

Thuế biên soạn:

+ Số loại tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi tờ gấp đã biên soạn, cấp phát 50 52 59 48 45 104% 113% 81% 94%

+ Số lượng tài liệu, ấn

phẩm tờ rơi, tờ gấp đã cấp phát 20.544 28.926 39.159 53.646 73.949 141% 135% 137% 138% 2 Kết quả công tác Hỗ trợ NNT 2. 1 Giải đáp vướng mắc bằng văn bản - Tổng số văn bản hỏi 349 360 380 300 290 103% 106% 79% 97% - Số văn bản đã trả lời đúng hạn 349 360 380 300 290 103% 106% 79% 97%

- Tỷ lệ % số câu trả lời

được trả lời đúng hạn 100% 100% 100% 97,34% 98,99%

- Số văn bản báo cáo

cấp trên và đã được trả

lời 15 12 7 9 3 80% 58% 129% 33%

- Số văn bản đã báo cáo

cấp trên nhưng chưa

được trả lời 13 7 4 10 3 54% 57% 250% 30%

2.

2 Tổ chức tập huấn cho

NNT

- Số lớp tập huấn 53 54 58 64 78 102% 107% 110% 122%

- Số lượt người tham dự 11.685 11.235 3.880

1.261 3.580 96% 35% 33% 284%

2.

3 Tổ chức đối thoại với

NNT

- Số buổi đối thoại 14 16 20 32 55 114% 125% 160% 172%

- Số lượt người tham dự 797 800 905 940 1.010 100% 113% 104% 107%

3 Điều tra, khảo sát nhu

cầu hỗ trợ

Số cuộc điều tra, khảo

sát 13 13 13 13 13 100% 100% 100% 100%

Số lượt người tham gia

trả lời câu hỏi điều tra,

khảo sát 952 1.052 1.179 1.324 1.775 111% 112% 112% 134%

4 Công tác kiểm tra (Số

cuộc kiểm tra) 12 13 13 14 15 108% 100% 108% 107%

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp

* “Nhìn chung, TT – HT NNT của Cục thuế tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua luôn được sự quan tâm của Lãnh đạo Cục Thuế. Việc giải quyết các thủ tục hành chính thuế thông qua cơ chế “một cửa” tại cơ quan thuế các cấp đã hỗ trợ tốt cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế: góp phần đơn giản về mặt thủ tục hành chính thuế, giảm phiền hà cho người dân; đồng thời nhằm hạn chế tệ quan liêu, tham nhũng của một bộ phận công chức thuế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác”

“Cục Thuế Đồng Tháp đã đẩy mạnh TT – HT NNT bằng nhiều hình thức phong phú, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, địa phương: Báo Đồng Tháp, Đài Truyền thanh – truyền hình tỉnh Đồng Tháp, Đài Truyền Thanh…. cũng như tổ chức những cuộc đối thoại, tập huấn….nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế đến với NNT một cách nhanh chóng, thiết thực. Từ đó đã giúp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh hiểu biết rõ hơn, chính xác

hơn về các chính sách thuế để tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định”

* Tác giđã tổng hp kết qu phiếu khảo sát như sau:

- Đối tượng khảo sát là NNT: Giám đốc, Kế toán các DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trong phần D của phiếu khảo sát từ câu 1 đến câu 10:

“Qua kết quả tổng hợp, có từ 32% – 35% số phiếu đều cho rằng họ tiếp nhận những thông tin về chính sách thuế chủ yếu qua các kênh: Báo, tạp chí; qua các buổi gặp mặt đối thoại DN. Qua đó, họ nhận xét rằng, nội dung tuyên truyền còn chung chung, chưa rõ, hiểu nhưng nắm không sâu, chưa giải đáp được hết những vướng mắc mà họ đang gặp và vì công việc tại DN tương đối nhiều nên họ mong khi có những chính thuế mới, cơ quan thuế nên kịp thời thông tin đến các DN thông qua thư điện tử”

“Có đến 85 các DN, tương ứng 43%, nhìn nhận rằng công chức của bộ phận tuyên truyền còn hạn chế về năng lực và phẩm chất đạo đức, thái độ giao tiếp với NNT chưa được thân thiện; 70% DN cho rằng khi được cơ quan thuế trả lời chính sách thuế, họ mong cơ quan thuế có thể trả lời bằng văn bản hơn là trả lời qua điện thoại hay trả lời trực tiếp, vì dựa trên văn bản đó, DN có thể yên tâm thực hiện và là cơ sở pháp lý để DN xuất trình khi được KT - TTT tại trụ sở DN của các cơ quan chức năng hơn là khi được cán bộ thuế trả lời qua điện thoại hoặc trả lời trực tiếp”

“Nguyện vọng của DN: cán bộở bộ phận tuyên truyền phải không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức chính trị để NNT cảm thấy hài lòng khi đến liên hệ làm việc tại cơ quan thuế. Khi có những chính sách thuế mới liên quan trực tiếp dến DN, công chức tuyên truyền nên thông tin kịp thời đến DN”

- Đối tượng khảo sát là công chức ở Văn phòng Cục Thuế, các chi cục Thuế các huyện, Thị xã, Thành Phố: Trong phần D của phiếu khảo sát từ câu 1 đến câu 10:

“Qua khảo sát cho thấy, 52% công chức thuế cho rằng công tác tuyên truyền hiện nay mặc dù có đáp ứng yêu cầu của NNT nhưng chưa kịp thời, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ; Chính sách thuế quy định về TT – HT NNT là hoàn chỉnh (53%) và năng lực công chức thuếở bộ phận tuyên truyền là yếu tố quyết định chất lượng

công tác tuyên truyền được công chức thuế lựa chọn nhiều nhất (140 phiếu, chiếm 71%)”

“Có 141 công chức, chiếm tỷ lệ 71% đang gặp phải đó là ở chưa cập nhật kịp những văn bản thuế hiện hành, đây là khó khăn chung của nhiều công chức ngành thuế, bởi hiện nay, văn bản thuế không ngừng thay đổi. Vì vậy, việc NNT không nắm hoặc nắm không được rõ, hiểu chưa được sâu về chính sách thuế hiện hành là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, đòi hỏi công chức thuế đặc biệt là công chức đang công tác tại bộ phận tuyên truyền không ngừng cập nhật, đầu tư nghiên cứu sâu những chính sách thuế hiện hành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của QLT cũng như công tác TT – HT NNT”

“Công chức thuế cho rằng, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn của công chức ở bộ phận tuyên truyền chiếm 50% - 70% hiệu quả của công tác tuyên truyền (103 phiếu, chiếm 52%) và có từ 15% - 62% số phiếu nhận định, mặc dù TT – HT NNT đã được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo sâu sát nhưng hiệu quả đem lại chưa cao do nội dung tuyên truyền còn dàn trải, chưa phân theo từng đối tượng NNT, mặt khác, do một bộ phận NNT còn có ý thức chưa tốt, cố tình biết luật phạm luật, đây là vấn đề nan giải đối với công tác tuyên truyền của ngành thuế tỉnh Đồng Tháp”

“Có 86% cán bộ thuế nhận định rằng nên lắp đặt hệ thống điện tử nhằm lấy ý kiến về sự hài lòng của NNT về năng lực, cũng như thái độ phục vụ của công chức ngành thuế. Qua đó, giúp cho cán bộ thuế thấy được những hạn chế của mình để có hướng khắc phục, hoàn thiện bản thân nhằm phục vụ NNT ngày một tốt hơn”

“Thực hiện hiệu quả TT- HT NNT sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT; hạn chế dần các sai sót trong quá trình kê khai, nộp thuế của người dân; quan hệ giữa cơ quan thuế và NNT ngày càng thân thiện và là người bạn đồng hành trong việc thực thi các chính sách, pháp luật thuế. Đồng thời, nhận thức đúng đắn và ý thức tự nguyện, tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế đúng pháp luật của người dân giúp ổn định nguồn thu của NSNN, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước và cũng là một yếu tố quan trọng để chính sách thuế đảm bảo được mục tiêu công bằng, hợp lý”

“Giải pháp giúp cho việc TT – HT NNT được tốt hơn: hàng quý nên mở các buổi gặp mặt DN, nhằm tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc mà các DN đang gặp phải, kịp thời hạn chế những sai sót mà họ gặp phải trong quá trình kê khai, nộp thuế. Đồng thời, nên phân loại theo từng loại hình DN, nên có chương trình, kế hoạch tuyên truyền cụ thể thích hợp với từng ĐTNT thì việc tuyên truyền mới thật sự mang lại hiệu quả”

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý Thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)