Thực trạng QLT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý Thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 39)

- Phải tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở

2.3.Thực trạng QLT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

2.3.1. Về kê khai –kế toán thuế

2.3.1.1. Về đăng ký thuế

“Đăng ký thuế, cấp MST là khâu đầu tiên trong QLT. Quản lý NNT tốt sẽ theo dõi quá trình hoạt động của DN, đảm bảo công bằng vềnghĩa vụ thuế, tạo điều kiện cho các DN phát triển, giúp cơ quan thuế có cơ sở để hoạch định nguồn thu cho NSNN. Công tác quản lý, cấp MST đã được thực hiện thông qua ứng dụng các phần mềm QLT đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đúng thời gian quy định cho DN trong quá trình đăng ký thuế tại cơ quan thuế”

Bảng 2.3. Tình hình đăng ký thuế của các DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 - Tổng số DN phát

sinh mới trong năm 378

478 547 629 649 126,46 114,44 114,99 103,18 Nguồn Cục ThuếĐồng Tháp

“Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy mặc dù tình hình đăng ký thuế của các DNNQD có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng lại chậm. Hiện nay, nhiều DN được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng việc thực hiện các thủ tục kê khai thuế còn chậm hoặc không thực hiện. Do đó, việc quản lý các DN mới phát sinh trên địa bàn còn chưa kịp thời, gây thất thu cho NSNN”

“Thực hiện quy định mới về việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh đồng thời với việc đăng ký thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN, tuy nhiên có lúc việc trao đổi thông tin về đăng ký kinh doanh giữa cơ quan cấp giấy phép (Sở kế hoạch Đầu tư) - Cục Thuế (cấp giấy đăng ký Thuế) không kịp thời dẫn đến việc quản lý NNT chưa chặt chẽ”

“Thời gian qua, Cục Thuế đã tăng cường phối hợp với các cơ quan đăng ký kinh doanh, đồng thời, chỉ đạo các bộ phận chức năng tăng cường quản lý, rà soát chặt chẻ hơn nhằm hạn chế tối đa tình trạng bỏ sót những DN chậm hoặc không thực hiện kê khai thuế kịp thời theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, chống thất thu NSNN”

2.3.1.2 Về kê khai thuế, nộp thuế

“Công tác KK - KTT là một nội dung quan trọng trong công tác QLT, thông qua việc quản lý số lượng NNT, các tờ khai thuế hằng tháng, quý, chứng từ thu, nộp ngân sách... để xác định, theo dõi và quản lý thu NSNN”

“Kê khai thuế qua mạng là biện pháp được Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp triển khai trong toàn tỉnh nhằm góp phần làm giảm thủ tục hành chính về thuế cho NNT, tạo điều kiện để việc thực hiện kê khai thuế được nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó nhằm giảm tình trạng quá tải, áp lực cho cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ nộp hồsơ khai thuế. Giảm nguồn nhân lực tiếp nhận tờ khai, đặc biệt là giảm rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ hồ sơ khai thuế cũng như tìm kiếm thông tin.. Song song với việc nộp hồ sơ khai thuế qua mạng, cơ quan thuế cũng đã yêu cầu DN đăng ký và nộp thuế điện tử”

“Bảng 2.4. Kết quả thực hiện kê khai, nộp thuế qua mạng của các DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2014 -2018”

TT Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016 2017 2018

I Số lượng DNNQD kê khaithuế qua mạng 1.890

2.101 2.260 2.598 3.068

Số lượng các DNNQD đang hoạt động 1.926

2.139 2.295 2.623 3.078

Tỷ lệ (%) DNNQD kê khai quamạng 98,13% 98,22% 98,47% 99,05% 99,68%

II Số lượng DNNQD nộp thuế điện tử 1.716

1.987 2.222 2.623 3.078

Số lượng các DNNQD đang hoạt động 1.926

2.139 2.295 2.623 3.078 Tỷ lệ (%) DNNQD nộp thuế điện tử 89,12% 92,92% 96,82% 100,00% 100,00% Nguồn: Cục ThuếĐồng Tháp

“Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc kê khai thuế qua mạng cũng tồn tại nhiều hạn chế: chất lượng đường truyền còn thấp, thường xuyên không vào được, DN còn tâm lý kê khai vào thời gian cao điểm nên phát sinh trường hợp nghẽn mạng, dẫn đến chậm nộp hồ sơ khai thuế. Nhiều DN còn tâm lý e dè, chưa tích cực hưởng ứng khai thuế qua mạng vì ngại thủ tục rườm rà, sợ dữ liệu bị đánh cắp. Bên cạnh đó, một số DN mặt dù đã không còn hoạt động hoặc bỏđịa chỉ kinh doanh nhưng vẫn nộp hồ sơ khai thuế, khi có những vấn đề rủi ro về thuế hoặc khi cần xác minh thông tin NNT thì cơ quan thuế không liên lạc được, điều này làm

cho việc quản lý tình hình hoạt động cũng như nắm bắt thông tin các DN trên địa bàn gặp nhiều hạn chế và chưa kịp thời”

“Thời gian qua, Cục Thuế Đồng Tháp đã tăng cường TT - HT NNT nhằm giúp cho các DN hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc kê khai thuế qua mạng, sẵn sàng hỗ trợ DN trong quá trình kê khai thuế, hạn chế tình trạng lỗi ứng dụng dẫn đến chậm nộp hồ sơ khai thuế. Bộ phận KK - KTT tiến hành rà soát, lập danh sách những DN thường xuyên chậm nộp hồ sơ khai thuế hoặc khi gần đến hạn nộp hồ sơ khai thuế, ban hành thông báo nhắc, giúp DN kê khai thuếđúng thời gian quy định. Đồng thời, Cục Thuế cũng tăng cường KT - TTT, quản lý chặt chẻ tình hình kê khai, nộp thuế của DN, nhằm hạn chế tối đa những trường hợp DN bỏđịa chỉ kinh doanh nhưng vẫn kê khai thuế”

“Công tác quản lý ĐTNT còn chưa chủ động nắm bắt thực trạng các DN đang hoạt động và đang quản lý dẫn đến có một số DN tựđộng giải thể, bỏ trốn, không hoạt động tại địa điểm đăng ký kinh doanh nên đã xảy ra trường hợp nợ đọng tiền thuế, thậm chí có DN còn mang theo hoá đơn do DN đã giải thể, bỏ trốn…”

“Công tác quản lý kê khai thuế mặc dù đã được chú trọng nhưng việc kiểm tra giám sát chất lượng kê khai còn nhiều bất cập do thiếu lực lượng, thiếu thông tin để đánh giá, chưa đối chiếu thực tế để có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng NNT khai không đúng, không đủ nghĩa vụ thuế phải nộp. Vẫn còn tình trạng DN kinh doanh có doanh số lớn nhưng số thuế kê khai rất nhỏ, hoặc kê khai thuế đầu ra xấp xỉ với thuế đầu vào, thậm chí có đơn vị kê khai thuế GTGT âm liên tục nhưng chưa được kiểm tra xử lý kịp thời nhất là các ngành thương mại bán lẻ,... Chưa kiên quyết áp dụng các biện pháp xử phạt các trường hợp kê khai chậm, không có tờ khai, hoặc tờ khai có nhiều thiếu sót”

* Hiện nay, tỷ lệ hồ sơ khai thuế phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn đã đạt với tỷ lệ nhất định, nhưng số hồ sơ nộp quá hạn cũng đang có xu hướng tăng dần, thể hiện ý thức chấp hành kê khai thuế của NNT có chiều hướng giảm. Cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số hồ sơ nộp quá hạn năm 2014: chiếm 0,8 %, năm 2015 chiếm 1,55%, năm 2016 chiếm 1,6%, năm 2017 chiếm 2 %, năm 2018 chiếm 2,15%.

- Số thuế xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm nộp tờ khai thuế qua các năm như sau: năm 2014: 271 triệu đồng; năm 2015: 354 triệu đồng; năm 2016: 342 triệu đồng; năm 2017: 332 triệu đồng; năm 2018: 319 triệu đồng.

“Bảng 2.5. Kết quả xử lý chậm nộp hồsơ khai thuếcác DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2014 – 2018”

Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Tỷ lệ nộp hồ sơ đúng hạn (%) 99,2% 98,45% 98,40% 98% 97,85% 2 Tỷ lệ nộp hồ sơ quá hạn (%) 0,8% 1,55% 1,60% 2% 2,15% 3 Số tiền xử phạt nộp chậm hồ

sơ khai thuế (Triệu đồng) 271 354 342 332 319

Nguồn Cục ThuếĐồng Tháp

“Qua số liệu 2.5 cho thấy, mặc dù sốlượng hồsơ khai thuế nộp quá hạn đang tăng lên, nhưng số thuế xử phạt đối với hành vi này có chiều hướng giảm dần do”

+ Một bộ phận DN mới đăng ký thuế nhưng thực tế chưa hoạt động SXKD nên không nộp hoặc có đăng ký thuế nhưng đã bỏ trốn, mất tích hoặc đang trong thời gian làm các thủ tục giải thể, phá sản, sát nhập, chuyển đổi loại hình DN;

+ Sự hiểu biết về pháp luật thuế của một số DN còn hạn chế, không nắm bắt được quy định về thời hạn kê khai thuế, phương pháp kê khai…

+ Ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số DN chưa tốt, cố tình không nộp, nộp chậm, khai sai để giảm nghĩa vụ thuế.

“Điều này có thể do hành vi nộp chậm tờ khai chỉ nằm trong giới hạn ở khung xử phạt cảnh cáo không đến mức xử phạt bằng tiền hoặc cũng không loại trừ trường hợp cơ quan thuếchưa thật sự kiên quyết trong trong việc xửlý đối với hành vi này. Qua đó, cho thấy chính sách thuế của nước ta quy định về các biện pháp chế tài đối với hành vi chậm nộp tờ khai của vẫn còn ở mức nhẹ, chưa đủ sức răng đe, mặt khác, công tác tuyên truyền chưa được thực hiện một cách sâu sát đến từng ĐTNT, cơ quan thuế quản lý chưa chặt, xử lý chưa kiên quyết đã làm cho hành vi này ngày càng tăng qua các năm”

2.3.1.3 Về quản lý thông tin NNT

“Thông tin NNT là một trong những cơ sở để cơ quan thuế thực hiện QLT, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của NNT, ngăn ngừa, phát hiện xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về thuế”

“Hiện nay, thông qua ứng dụng phần mềm QLT tập trung TMS, thông tin của NNT cũng như những thay đổi các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký DN đều được cập nhật nhanh chóng kịp thời vào ứng dụng nhằm phục vụ cho việc tra cứu thông tin NNT cũng như trong quá trình KT - TTT. Tính đến cuối năm 2018, ứng dụng đã được cập nhật đầy đủ và kịp thời thông tin của 3.078 DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”

“Tuy nhiên, cơ quan thuế cập nhật thông tin DN chủ yếu dựa trên hồ sơ ban đầu do DN cung cấp, ngoài ra, việc nắm bắt thông tin về DN qua các kênh thông tin bên ngoài còn hạn chế. Bên cạnh đó để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro ngày càng phức tạp, cơ quan thuế còn cần rất nhiều các thông tin khác mang tính đặc thù hoặc có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, NNT còn dè dặt khi cung cấp những thông tin mà cơ quan thuế yêu cầu. Phần bị sợ lộ bí mật nghề nghiệp, phần vì chưa thấy có gì đảm bảo rằng thông tin đó không bị lạm dụng có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của DN. Thực tế này có thể được hiểu là do thiếu các qui định mang tính pháp lý đề điều chỉnh các mối quan hệ tranh chấp phát sinh giữa cơ quan thuế và NNT. Thực tế đó dẫn tới tình trạng DN tìm mọi cách để giữ thông tin, còn cơ quan thuế thì tìm mọi cách khai thác các thông thông tin không chính thức. Vì vậy, tính chính xác và mức độ tin cậy mà cơ quan thuế có được là như thế nào. Việc thực hiện thành công phương pháp đánh giá rủi ro phụ thuộc tới 75% vào cơ sở dữ liệu, chính vì vậy một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác mới mang lại kết quả phân tích đúng. Mặt khác, việc cung cấp thông tin DN thiếu chính xác gây khó khăn cho cơ quan thuế trong quá trình quản lý và xác minh thông tin NNT. Dẫn đến việc xử lý khi có hành vi vi phạm về thuế đối với những DN này còn chậm, chưa kịp thời, gây thất thu NSNN”

“Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động QLT chưa được quy định cụ thể, rõ

ràng. Các cơ quan chức năng, các tổ chức cá nhân có liên quan (như cơ quan địa chính, xây dựng, giao thông, công an, ngân hàng...) ở từng nơi, từng lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN”

“Cục ThuếĐồng Tháp đã tăng cường trao đổi thông tin với các ban ngành, các cơ quan thuế có liên quan khi có sự thay đổi thông tin nào liên quan đến DN. Chỉ đạo các bộ phận liên quan cập nhật nhanh chóng, kịp thời, những thông tin liên quan đến DN, nhằm xây dựng một hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về NNT đảm bảo chính xác, kịp thời. Khi có bất kỳ vướng mắc hay lỗi ứng dụng nào trong quá trình cập nhật thông tin về NNT, Cục Thuế kịp thời báo về cơ quan cấp trên để được hướng dẫn khắc phục, hạn chế tối đa tình trạng không cập nhật hoặc không tra cứu được thông tin NNT”

2.3.1.4. Thủ tục hoàn thuế

“Thủ tục hoàn thuế đã được thực hiện đúng quy trình, nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện cho các DN tháo gỡ khó khăn về tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thúc đẩy SXKD”

“Bảng 2.6. Kết quả thực hiện thủ tục hoàn thuếđối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2014 -2018”

Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Số hồ sơ hoàn thuế (Số hồ sơ) 30 35 46 51 52

2 Số tiền hoàn thuế (Triệu đồng) 285.162 278.714 272.216 203.567 180.846

Nguồn: Cục ThuếĐồng Tháp

Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy:

- Số hồ sơ hoàn thuế năm 2014: 30 hồ sơ; năm 2015: 35 hồ sơ; năm 2016: 46 hồsơ; năm 2017: 51 hồsơ; năm 2018: 52 hồsơ.

- Số thuế được hoàn qua các năm như sau: năm 2014: 285.162 triệu đồng; năm 2015: 278.714 triệu đồng; năm 2016:272.216 triệu đồng; năm 2017: 203.567 triệu đồng; năm 2018: 180.846 triệu đồng.

“Mặc dù, số lượng hồ sơ giải quyết hoàn thuế ngày càng tăng, nhưng số thuế được hoàn ngày càng giảm. Qua đó, cho thấy tình hình tuân thủ chính sách, pháp luật thuế trong DN còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi công tác QLT, đặc biệt là công tác KK - KTT và công tác KT - TTT cần có những biện pháp tích cực hơn nhằm quản lý hiệu quảhơn đối với DN đặc biệt là các DNNQD trên địa bàn tỉnh” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Từ những nhận định trên, tác giả đã làm một cuộc khảo sát phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Đồng Tháp.

* Mục đích của việc khảo sát: Thu thập những ý kiến của NNT và công chức thuế ở các phòng chức năng, các Chi cục Thuế về các vấn đề liên quan đến QLT trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nắm lại những tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn mà họ đang gặp phải. Trên cơ sở đó, tham khảo ý kiến về các biện pháp xử lý để thực hiện QLT trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả hơn

* Mẫu nghiên cứu:

- Đối tượng khảo sát: DNNQD trên địa bàn tỉnh và công chức thuế ở các phòng chức năng của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp và các Chi cục Thuế Thành phố, huyện trực thuộc thuộc tỉnh.

- Số lượng mẫu: 400 mẫu. Gồm: DNNQD: 200 mẫu; Công chức Thuế: 200 mẫu gồm 04 nội dung: KK - KTT; KT - TTT; QLN & CCNT; TT – HT NNT

- “Phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách gửi câu hỏi qua email kết hợp với đi trực tiếp đến các địa điểm Văn phòng Cục Thuế, Chi cục Thuế các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự, Thành phố Sa đéc, Thành phố Cao Lãnh, Thị xã Hồng Ngự. Các DNNQD ở huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự, Thành phố Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh, Thị xã Hồng Ngự, phát phiếu khảo sát để các đối tượng điền vào và thu lại sau 45 phút”

- “Kết quả thu thập: 400 phiếu đã được phát ra và thu về 400 phiếu. Trong đó:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý Thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 39)